Cách vượt qua áp lực khi sinh con đầu lòng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Con đầu lòng của chị chào đời sớm hơn dự kiến khoảng một tháng nhưng con vẫn là một em bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Cách vượt qua áp lực khi sinh con đầu lòng

Chị chưa từng được trải nghiệm cảm giác nào hạnh phúc vào tuyệt vời hơn thế. Nhưng ngay sau đó, chị chợt lo lắng mình sẽ không thể bảo vệ con một cách trọn vẹn. Hai tháng đầu, ai cũng bảo chị sinh con và nuôi con quá dễ dàng. Con là một đứa trẻ ngoan. Lúc ấy chị cũng nghĩ mình là người mẹ may mắn nhất thế giới.

Lần đầu tiên tắm cho con, chị đã khóc vì thấy con quá xinh xắn và hoàn hảo. Nhưng khoảng thời gian đen tối bắt đầu. Cứ khoảng 6 giờ tối là con khóc. Chị cố gắng dỗ con trong nhiều giờ nhưng con không ngừng khóc. Sau vài ngày, chị đưa con đến bác sĩ vì chị chắc chắn có điều gì đó không ổn.

Họ xoa dịu nỗi sợ hãi của chị và nói rằng con có thể bị nhiễm vi-rút, nó sẽ biến mất trong vài ngày tới. Chị đưa con về nhà, cố gắng giúp con vượt qua điều này. Nhưng sau một tuần con vẫn la hét hàng đêm.

Chị cũng nhận được lời khuyên từ bạn bè và người thân. Họ bảo chị nên tắm cho con nhiều hơn để xoa dịu con. Bác sĩ khuyên chị kê nệm cũi hoặc để con ngủ trên ghế ô tô. Chị đưa con đi dạo gần như mỗi đêm, cố gắng tìm mọi cách để xoa dịu con nhưng chẳng có tác dụng.

Tiếng khóc của con trở thành nỗi ám ảnh khi chị bắt đầu đi làm trở lại. Chị trở nên quẫn trí và yếu đuối. Chị muốn ôm con và yêu thương con, nhưng chị nghĩ sự hiện diện của mình chỉ khiến con trở nên tồi tệ hơn.

Một buổi tối sau nhiều tháng khóc lóc, chị bực bội vì cảm thấy mình không thể thay đổi tình hình. Chị biết mình đã mất kiểm soát. Chị đặt con xuống cũi, mang máy hút bụi vào phòng và để nó chạy bên cạnh cũi, hy vọng âm thanh sẽ làm con ngừng khóc. Nhưng điều đó cũng không có tác dụng.

Trước khi chị có thể ngăn mình lại, chị đã xông vào phòng và chạy đến bên cũi. Chị hét lên bằng tất cả sức lực mình đang có. Sau đó, chị nhìn xuống đứa con bé bỏng của mình và cảm giác tội lỗi ập đến.

Chị ôm con vào lòng, òa khóc: “Mẹ xin lỗi, mẹ xin lỗi con”. Chị cảm thấy rất kinh khủng về điều đó, chị đã cố gắng chia sẻ với mẹ đẻ những sự việc xảy ra trong ngày, nhưng không thể diễn tả hết vì xấu hổ. Chị chỉ có thể nói rằng chị đã quá khắc nghiệt với đứa con bé bỏng của mình.

Chị đưa con trở lại phòng khám của bác sĩ vào ngày hôm sau. Chị van nài họ tìm ra điều gì đang xảy ra với con. Bác sĩ đưa con gái chị vào và giao cho y tá. Sau đó ông ấy kéo chị ra ngoài, nói rằng hành động của chị đang khiến tình trạng của con tồi tệ hơn... Đó chỉ đơn giản là một trường hợp đau bụng.

Ngày hôm sau, ngay sau khi đến nơi làm việc, sếp đã kéo chị sang phòng riêng. Cô ấy bảo dường như chị đang lao vào công việc hàng ngày, thần sắc của chị rất kém... Cô ấy nhắc nhở chị nên cân bằng lại cuộc sống. Cuối cùng, chị phải nghỉ việc trong hai tháng rưỡi tiếp theo để cố gắng chữa lành và kết nối với chính mình.

Con gái chị hiện đã 3 tuổi rưỡi. Con rất vui vẻ và khỏe mạnh. Khi mang thai đứa con thứ hai, nỗi sợ hãi và lo lắng trước đây dần trở lại trong suy nghĩ của chị. Nhưng rất may, những đêm kinh hoàng đó không bao giờ đến nữa. Con là một cậu bé vui vẻ và khỏe mạnh.

Chị nghĩ bất kể nỗi sợ hãi nào từng trải qua cũng đã nhanh chóng biến mất trong niềm vui vì giờ đây chị có hai đứa con để yêu thương và họ dành trọn từng đêm bình yên bên nhau .

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…