Cách trị mẩn ngứa khi giao mùa

Mẩn ngứa khi giao mùa rất dễ mắc. Trẻ nhỏ còn bỏ cả ăn uống, quấy khóc. Chớ coi thường mẩn ngứa, vì rất dễ bị viêm da phải chữa lâu ngày, hoặc thành mẩn ngứa mãn tính.

Cách trị mẩn ngứa khi giao mùa

Thời tiết giao mùa xuân - hạ rất dễ khiến trẻ bị mẩn ngứa. Ban đầu là hai má bị ngứa khiến trẻ lắc, cọ đầu hoặc dùng tay cào, gãi. Những nốt mẩn này dần nổi như hạt gạo rồi có mọng nước. Khi mọng nước vỡ ra sẽ chảy nhiều nước vàng và đóng vảy.

Mẩn ngứa có thể nhẹ, nhưng để lâu có thể nặng lên làm trẻ rất ngứa, quấy khóc, ảnh hưởng đến ăn, ngủ và sự phát triển của trẻ.

Với trẻ nhỏ, bị mẩn ngứa khi giao mùa dù nhẹ, cha mẹ cũng sớm đưa con tới bác sĩ để xác định nguyên nhân và chữa trị sớm, không nên để lâu bé gãi ngứa gây viêm nhiễm, lở loét khó chữa trị và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Người lớn cũng mẩn ngứa khi giao mùa. Lương y Dương Xuân Mến (Phòng khám Đông y 195 Láng Hạ, Hà Nội) cho hay, nguyên nhân mẩn ngứa theo Đông y là do nóng ngăn ở trong, ngoại cảm như nóng, gió độc, ẩm gây bệnh xâm nhập vào da mà thành, trong đó “ẩm” là nhân tố chủ yếu. Do ẩm gây bệnh dính nhớt, nặng đục dễ biến đổi, do vậy bệnh hay kéo dài, hình thái không cố định.

Cách trị mẩn ngứa khi giao mùa ảnh 1

Nhiều trẻ bị mẩn ngứa khi giao mùa. Ảnh minh họa

Có một số cách đối phó với mẩn ngứa khi giao mùa bằng ăn uống dễ kiếm, dễ làm như sau:

- Mướp 30g, rửa sạch, thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã uống nước.

- Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g nấu canh uống.

- Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn.

- Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn.

- Cá chạch tươi luộc bỏ bã, ăn canh.

- Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn.

- ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo.

- Xích đậu, bí đao lấy vỏ mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên.

- Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên.

Nếu mẩn ngứa kéo dài, các lương y có nhiều phương cách trị mẩn ngứa khi giao mùa đơn giản như:

- Dùng lá ổi sắc nước bôi vào vùng nổi cục.

- Trứng gà nấu chín, dùng lòng đỏ trứng, cho vào nồi sấy sém, cô dầu, bôi ngoài chỗ mẩn ngứa.

Với các thầy thuốc đông y có nhiều phương cách trị mẩn ngứa, nhưng người bệnh cần tới khám mới bốc thuốc được, nhất là khi chỗ mẩn ngứa ra nhiều dịch.

Cách trị mẩn ngứa khi giao mùa ảnh 2

Có thể đối phó với mẩn ngứa giao mùa bằng món ăn, bài thuốc. Ảnh minh họa

Phòng tránh mẩn ngứa khi giao mùa

Đầu tiên cần giữ cơ thể sạch sẽ, tránh bị kích thích (như gãi, phơi mình ngoài nắng lâu.

Với trẻ bé không nên dùng xà phòng thường, mà nên cho dùng sữa tắm không xút với nước ấm để tránh kích ứng da và tắm nhanh dưới 10 phút. Khi bé bị mẩn ngứa cần tắm và rửa vệ sinh hằng ngày cho da trẻ để loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da.

Bôi thuốc theo y lệnh của bác sĩ sau khi tắm để thuốc ngấm vào da tốt hơn.

Hằng ngày dùng kem ẩm thoa khắp cơ thể làm mềm da bé. Cả khi bé đã khỏi bệnh cũng nên dùng kem dưỡng ẩm, mềm da chuyên dùng, thoa vào cơ thể, mặt, kẽ ngón tay chân, bẹn.

Mặc quần áo phải rộng, mềm mại (vải coton, vải lụa...) vì mềm, không gâymẩn ngứa. Tránh mặc cho bé vải len, nilon vì dễ mẩn ngứa, dị ứng.

Khi trẻ bị mẩn ngứa, mẹ đang cho con bú cũng cần kiêng ăn những loại thức ăn mà bé dị ứng. .

Với người lớn cần cẩn thận thử, hoặc ăn ít khi ăn những món ăn lạ, đồ hải sản… Tốt nhất tránh ăn những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm (như thực phẩm biển tôm, sò, cua hoặc những thức ăn tanh). Ăn uống bình thường, tránh ăn no quá. Bình thường có thể dùng dầu thực vật để tăng thêm acid béo không bão hòa, có thể giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

- Tránh dùng xà phòng rửa da sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm. Nếu da khô, cứng có thể dùng dầu thoa cho mềm da.

- Giao mùa nóng lạnh thất thường, lúc này không nên dùng chăn len, chăn bông quá dày, hay mặc áo len dày vì sẽ gây ngứa khi thời tiết nóng lên đột ngột. Tránh mặc quần áo chật.

- Khi bị mẩn ngứa cần khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc, test cẩn thận trước khi tiêm, hoặc uống đúng cách. Không tự tiện dùng kháng sinh chống dị ứng.

Bài thuốc rửa ngoài khi mẩn ngứa:

- Hoàng bách, kim ngân hoa, sa sàng tử mỗi thứ 9g, khổ sâm, hoàng liên, phèn chua mỗi thứ 6g sắc với 500ml nước, cho thêm lượng nước vừa để rửa chỗ đau, mỗi ngày rửa 2-3 lần.

Theo giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.