Cách tôi biến quá khứ đau thương thành động lực sống và làm việc

GD&TĐ - Vài ngày trước, khi tôi và anh trai đang phân loại những bức ảnh cũ của gia đình, tôi phát hiện một tấm ảnh năm 6-7 tuổi, khi đó hai anh em đang mỉm cười. Chúng tôi chỉ là hai đứa trẻ tràn đầy sức sống mà không biết điều gì sẽ đến.

Cách tôi biến quá khứ đau thương thành động lực sống và làm việc

Tuổi thơ của tôi thật khó khăn. Tôi biết, nhiều người mong muốn được quay trở lại những năm tháng tuổi trẻ hồn nhiên vui chơi mà không phải lo lắng về thế giới. Nhưng, nếu được lựa chọn quay lại tuổi thơ, tôi sẽ lưỡng lự.

11 tuổi, tôi đã bị đưa ra khỏi nhà. Tôi không biết tại sao, tất cả những gì tôi biết là mẹ tôi đã làm điều gì đó tồi tệ. Vì thế, tôi và các anh chị em của mình phải được đưa đi vì sự an toàn. Khi tôi đủ lớn để hiểu chuyện gì đã xảy ra, tôi mới biết mẹ đã vào trại tâm thần để được giúp đỡ và tư vấn cho những cơn cáu giận mất kiểm soát.

Tôi từng nghĩ: “Mọi người đều có thể cáu giận mà”, nhưng sau này tôi đã thay đổi khi phải đối diện với những cơn cáu giận của mẹ. Lời nói của mẹ quá cay nghiệt, hành động của mẹ cũng rất khó lường. Tôi nhớ mình đã ngồi trong phòng tắm chỉ để khóc và tự hỏi tại sao mình không thể sống một cuộc sống đơn giản, hạnh phúc như những đứa trẻ khác.

Càng cố gắng đối phó với tuổi thơ đau thương, tôi càng cảm thấy giải pháp đầu tiên là quên nó đi. Khi mới vào đại học, tôi coi đây là cơ hội để xa nhà và giao lưu với những người khác. Với suy nghĩ này, tôi rời khỏi ngôi nhà của mình, nhưng mang theo tất cả những ảnh hưởng của tuổi thơ. Trái tim và tâm trí tôi đầy vết xước.

Tôi đã đổ lỗi điều này cho mẹ. Bà ấy là lý do khiến tôi trở nên tiêu cực, viển vông và đơn độc. Cuối cùng tôi đã đi đến kết luận rằng, tôi không còn muốn đắm chìm trong quá khứ nữa. Tôi phải học cách buông bỏ, nhưng điều này khó khăn hơn những gì tôi nhận thức ban đầu.

Tôi thấy, khi tôi chọn cách trốn chạy khỏi các vấn đề của mình, tôi sẽ không bao giờ nhận được sự rõ ràng mà tôi cần để tiến về phía trước. Một bước quan trọng khác trên hành trình phục hồi là học cách tự xác định hạnh phúc của mình. Tôi cảm thấy tuổi thơ đã khiến tôi trở thành nạn nhân, và nghĩ rằng đó là lý do đằng sau sự bất hạnh và bất ổn tổng thể.

Tôi trở thành một người tích cực hơn khi bắt đầu chịu trách nhiệm về hạnh phúc của chính mình. Tôi ngừng đổ lỗi cho mẹ về mọi điều khủng khiếp đã từng xảy ra với mình. Khi tôi so sánh hiện tại với quá khứ nghĩa là tôi đang lấy đi bản chất của con người mình. Tuổi thơ dù có đau thương hay không, cũng là một phần cuộc sống của tôi.

Tôi chịu khó nhìn ra xung quanh và cố gắng xác định mình đang ở đâu. Tôi có thể có một gia đình hoàn hảo và sự nghiệp mà tôi hằng mong muốn. Đối với tôi, nếu không có một tuổi thơ đau thương như vậy, tôi sẽ không thể trở thành một người có khả năng viết tốt.

Một trong những bài học lớn mà tôi đã học được trong suốt cuộc hành trình của mình là đôi khi mình chỉ cần buông bỏ và tin tưởng rằng mọi thứ sẽ ổn.

Chúng ta thường có xu hướng nhìn về quá khứ để tìm câu trả lời cho các tình huống hiện tại. Bằng cách này, chúng ta đang vô tình lấy đi thời gian của hiện tại. Việc níu kéo tuổi thơ đau thương đã ngăn cản tôi tiến về phía trước. Tôi bắt đầu nhìn mọi thứ ở một góc độ khác. Điều quan trọng là tìm thấy hạnh phúc một lần nữa và bằng lòng với những gì đã xảy ra trong quá khứ mà không để nó trở thành gánh nặng.

Đôi khi chúng ta có ảo tưởng mù mờ rằng cuộc sống lẽ ra phải như thế này, hoặc phải như thế kia, nhưng có một sự thật chúng ta không thể chối bỏ, đó là chúng ta phải chiến đấu để vượt qua những ngày tồi tệ, rồi mới mong có được những ngày tốt đẹp hơn trong cuộc đời mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.