Cách đơn giản để bạn có thể “hít thở sạch” ngay trong nhà

Ô nhiễm không khí đang là mối hiểm họa đối với các thành phố lớn trên thế giới, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Cách đơn giản để bạn có thể “hít thở sạch” ngay trong nhà

Tuy nhiên, các báo cáo khoa học gần đây cho thấy không khí trong nhà tại công sở, trường học, nhà riêng v.v… cũng bị ô nhiễm.

Hàng ngày, trung bình chúng ta ở trong nhà đến 90% thời gian. Như vậy, dù chúng ta hạn chế ra ngoài vẫn không tránh khỏi ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ô nhiễm không khí trong nhà, không phải hiện tượng mới. Ngay từ thời sơ khai, con người đã đốt củi, than đá và than bùn để sưởi ấm, gây ô nhiễm không khí trong nhà.

Đốt than hoặc củi đê sưởi ấm.

Đốt than hoặc củi đê sưởi ấm.

Trên các vách hang đá con người đã sống cách đây hàng nghìn năm vần còn lớp muội đen hoặc phổi của các xác ướp từ thời kỳ đồ đá bị ám khói.

Trong các cuốn sách Kinh thánh cổ từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đã có đoạn nói rằng: Nhà ẩm thấp là nguyên nhân gây bệnh tật.

Đến thế kỷ 18, người ta đã biết: Gió lùa làm con người dễ bị nhiễm bệnh. Giữa thế kỷ 19, gió lùa là nguyên nhân gây bệnh nhiều nhất.

Con người bắt đầu nghiên cứu về chất lượng không khí trong nhà từ những năm 60 của thế kỷ 20. Các nhà khoa học phát hiện ra không khí trong nhà bị ô nhiễm phần lớn do chất radon và khói thuốc lá.

Sau đó, họ phát hiện ra chất formaldehyde trong nhà có thể gây ung thư

Đến đầu thập kỷ 70, họ phát hiện ra bụi trong nhà gây các bệnh về hô hấp. Từ thập kỷ 90, họ hiểu thêm ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây các bệnh dị ứng.

Hàng ngàn năm qua, khoảng 3 tỷ người ở các nước đang phát triển vẫn nấu ăn, sưới ấm trong nhà bằng củi và than.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm 99.000 người dân ở châu Âu chết vì ô nhiễm không khí trong nhà. Trên thế giới, khoảng 4,3 triệu người chết sớm mỗi năm vì nguyên nhân này.

Một số nước đã ban hành luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng để làm giảm ô nhiễm không khí trong công sở và các tụ điểm công cộng, nhưng dường như chính phủ các nước chưa có biện pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà riêng.

Không khi trong nhà riêng bị ô nhiễm thường do: lò sưởi, nấu ăn, nước tẩy rửa nhà, hút thuốc, nước hoa và mùi đồ đạc. Nhà càng chật càng cần thiết cải thiện bầu không khí.

Nấu ăn trong nhà cũng gây ô nhiễm không khí.

Nấu ăn trong nhà cũng gây ô nhiễm không khí.

Các loại tạp chất không mong muốn thường có trong không khí nhà riêng gồm: hạt bụi (chút chất lỏng hoặc chất rắn), carbon monoxide, oxides nitrogen, formaldehyde, radon, các hóa chất dễ bay hơi tạo mùi thơm trong các loại nước tẩy rửa trong nhà.

Tiếp đến là vi khuẩn, nấm mốc, virus, bụi trong nhà và lông động vật. Thậm chí bạn bóc quả cam cũng làm tăng mật độ hạt bụi.

Không có cách nào loại bỏ được ô nhiễm không khí trong nhà, bạn chỉ có thể làm giảm bớt bằng 7 cách đơn giản sau đây:

1. Làm như ông bà, cha mẹ chúng ta, mở cửa sổ làm tăng lưu thông không khí.

Nếu bạn nấu ăn thì nên dùng quạt cho bay mùi, nếu không lượng nitrogen dioxide có thể vượt ngưỡng cho phép, gây ô nhiễm không khí trầm trọng.

Mở cửa sổ để ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà.

Mở cửa sổ để ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà.

2. Không hút thuốc lá hoặc dùng nến trong nhà. Nếu bạn dùng lò sưởi bằng củi thì nên dùng đúng cách.

3. Chọn dùng sàn nhà cứng để dễ lau chùi. Tránh để thảm trải sàn nhà bị bẩn và lông động vật bay trong không khí.

4. Giữ độ ẩm trong nhà từ 30% đến 50% và luôn luôn để thông thoáng chỗ ẩm thấp, như nhà tắm. Việc này giúp phòng tránh nấm mốc gây các bệnh đường hô hấp.

Một số đối tượng , trong đó có trẻ em và người già, rất nhạp cảm với các bệnh về đường hô hấp, như dị ứng mũi và hen suyễn.

5. Dùng thảm chùi chân để ngăn bụi bặm vào nhà và yêu cầu mọi người bỏ giày dép trước khi vào nhà.

6. Giảm sử dụng các loại sản phẩm tẩy rửa hoặc tạo hương thơm bằng chất hóa học.

Trồng cây trong nhà.

Trồng cây trong nhà.

7. Trồng cây trong nhà. Các nghiên cứu của NASA và trường ĐH York (Mỹ) đều cho thấy cây xanh làm giảm lượng formaldehyde trong nhà.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.