Nôn hết rượu
Cho nạn nhân nằm đầu thấp để nôn hết rượu ra, cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái sau đó cho ăn cháo loãng và cứ vài giờ phải đánh thức nạn nhân dậy để cho ăn cháo.
Uống nhiều nước
Nên cho nạn nhân ngộ độc rượu uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh, có thể giải được tình trạng ngộ độc rượu ở mức độ nhẹ.
Không dùng thuốc chống nôn
Không nên dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong hoặc chích lể vì có hại hơn là có lợi và dễ bị nhiễm trùng.
Không đi tắm ngay
Không nên để người bị ngộ độc rượu đi tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp...
Không uống nước chanh và đồ uống chua
Không nên uống nước chanh cũng như những đồ uống chua vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
Đến ngay cơ sở y tế
Cần đưa người bị ngộ độc rượu đến ngay cơ sở y tế để xử trí cấp cứu nếu có biểu hiện như: nôn liên tục, đặc biệt trong dịch nôn có máu; lay gọi nhưng không tỉnh sau 2 - 3 giờ; vã nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu; co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái.
Dấu hiệu và hậu quả của ngộ độc rượu
Ngộ độc cấp tính: nhẹ dẫn đến nói nhiều; mất kiểm soát hành vi, lời nói; mất thăng bằng; mất khả năng phán xét; nôn; viêm dạ dày.
Các tai biến trước mắt: chấn thương do tai nạn hoặc đánh nhau; suy thận; đặc biệt nguy hiểm nếu uống rượu chứa các rượu độc khác như methanol; tử vong.
Hậu quả đối với sức khỏe khi nghiện rượu như: thần kinh; tâm thần (gây nghiện, thoái hóa não, rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, bệnh các dây thần kinh).
Tiêu hóa: viêm loét dạ dày; viêm tụy cấp; suy tụy; sơ gan, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng.
Tim mạch: suy tim; loạn nhịp tim; ngừng tim đột ngột.