Các phi hành gia Trung Quốc lần đầu tiên đi bộ ngoài không gian

GD&TĐ - Mới đây, các phi hành gia Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên, đánh dấu cột mốc quan trọng trong chương trình không gian hiện đang phát triển nhanh chóng của quốc gia này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sáng ngày 4/7, 2 trong 3 phi hành gia được cử lên trạm Thiên Cung đã ra khỏi cabin chính.

Trong quá trình đi bộ ngoài không gian, họ đã thử nghiệm các bộ quần áo vũ trụ thế hệ mới, lắp đặt thiết bị, nâng camera toàn cảnh và thử nghiệm cánh tay robot của trạm.

Cơ quan Hàng không vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết, sẽ có một chuyến đi bộ ngoài không gian khác kéo dài 3 tháng trong chuyến bay quỹ đạo của các phi hành gia. Đây sẽ là sứ mệnh phi hành đoàn dài nhất của Trung Quốc.

Các nhà khoa học của quốc gia này đã hạ cánh thành công tàu thám hiểm lên mặt trăng vào tháng 12/2020 và trên sao Hỏa vào tháng 5/2021.

Là một phần trong kế hoạch xây dựng trạm không gian của Trung Quốc vào tháng 12/2022, Trung Quốc đã phóng mô-đun lõi đầu tiên được gọi là Thiên Hà vào ngày 29/4. Mô-đun này là tàu vũ trụ lớn nhất do Trung Quốc phát triển cho đến nay với chiều dài 16,6m và rộng 4,2m.

Trước đây, Trung Quốc đã vận hành hai phòng thí nghiệm vũ trụ trên quỹ đạo là Thiên Cung 1 và Thiên Cung 2.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ