Các nước châu Âu dần nhận ra sự thật viện trợ Ukraine

GD&TĐ - Trước làn sóng thúc đẩy viện trợ Ukraine ở châu Âu thì Slovakia và Hungary là hai quốc gia có quan điểm hoàn toàn khác.

Slovakia cho rằng viện trợ cho Ukraine là vô nghĩa và lãng phí.
Slovakia cho rằng viện trợ cho Ukraine là vô nghĩa và lãng phí.

Việc viện trợ cho Ukraine đang trong cuộc đối đầu quân sự với Nga đã trở thành vấn đề nóng bỏng trên chính trường châu Âu. Việc Đức liên tục thúc đẩy vấn đề viện trợ cho Kiev đã khiến một số quốc gia trong khối chần chừ.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico mới đây đã có bình luận cho rằng, việc tài trợ và trang bị vũ khí cho Ukraine là một “sự lãng phí vô ích về nhân lực và tiền bạc” và sẽ chỉ khiến "các nghĩa trang Ukraine chất đầy hàng nghìn binh sĩ thiệt mạng”.

Sau chiến thắng bầu cử của đảng mình vào tháng 9, Thủ tướng Fico ngay lập tức cắt viện trợ quân sự của Slovakia cho Ukraine và tuyên bố sẽ ngăn chặn việc Kiev gia nhập NATO.

Dẫu Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova đã kêu gọi Ukraine được cung cấp “các phương tiện cần thiết để tự vệ”, ông Fico dường như đã không nhanh chóng thực hiện.

Ông Fico nhận định trên tờ Pravda của Slovakia: “Tôi sẽ không còn phải chịu sự mị dân cấp tiến ngu ngốc nữa” ... “Thật sự rất sốc khi thấy phương Tây liên tục mắc sai lầm khi đánh giá tình hình ở Nga”.

Theo ông, mặc dù đã bơm cho Ukraine số vũ khí trị giá hàng chục tỷ dollar và trừng phạt nền kinh tế Moscow, nhưng “Nga hoàn toàn kiểm soát các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng về mặt quân sự, Ukraine không có khả năng thực hiện bất kỳ cuộc phản công quân sự có ý nghĩa nào và nước này đã trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ tài chính".

"Những sự hỗ trợ từ phương Tây gây nên những hậu quả không lường trước được đối với người Ukraine trong những năm tới” - ông giải thích.

Theo lời ông Fico, “vị trí của tổng thống Ukraine đang bị lung lay, trong khi vị trí của Tổng thống Nga gia tăng và củng cố sự ủng hộ chính trị", hơn nữa, “cả nền kinh tế Nga lẫn đồng tiền Nga đều đứng vững, các lệnh trừng phạt chống Nga đã giúp tăng khả năng tự cung tự cấp của đất nước rộng lớn này.”

Thủ tướng Fico dự đoán nếu phương Tây tiếp tục đi theo con đường cũ thì hai hoặc ba năm nữa, tình hình sẽ vẫn như hiện tại. EU có lẽ sẽ thiệt hại nhẹ nhàng hơn 50 tỷ euro còn ở Ukraine sẽ thiệt hại nặng nề hơn.

Ngoài Slovakia thì Hungary cũng là quốc gia có quan điểm độc lập với khối EU về vấn đề viện trợ cho Ukraine.

Tờ Politico đưa tin, trong cuộc họp ngân sách của EU tuần trước, Budapest chỉ ra rằng Thủ tướng Hungary Viktor Orban có thể sẽ chấp thuận việc viện trợ cho Ukraine nhưng cần có điều kiện.

Budapest yêu cầu, việc viện trợ cần phải được đánh giá và thông qua hàng năm chứ không phải trong thời gian 4 năm như kế hoạch của EU.

Các nhà ngoại giao EU nói với Politico, việc chia viện trợ theo năm đòi hỏi phải bỏ phiếu lại mỗi năm và sẽ không mang lại cho Ukraine khả năng dự đoán tài chính mà nước này cần.

Một nhà ngoại giao cho biết thêm, chương trình viện trợ lấy từ ngân sách 7 năm của EU, vì vậy không thể bỏ phiếu lại theo từng năm.

Thủ tướng Orban, người thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine thông qua các cuộc đàm phán thay vì kéo dài tình trạng khủng hoảng, đã từ chối chấp nhận gói viện trợ tại hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu ở Brussels vào tháng 12/2023.

Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu hiện đang đặt áp lực để buộc ông phải thay đổi quyết định trước cuộc họp ngày 1/2 tới đây của khối.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tạo sức hút cho nghề giáo

GD&TĐ - Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước quan tâm và quy định các chế độ, chính sách, giúp nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác và cống hiến.

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động