Các nhà tài phiệt hưởng lợi lớn từ nền kinh tế quân sự

GD&TĐ - Một dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế Nga đã thích nghi với các lệnh trừng phạt của phương Tây là việc nối lại những khoản thanh toán cổ tức lớn.

Các nhà tài phiệt hưởng lợi lớn từ nền kinh tế quân sự

Hãng tin Bloomberg cho biết, các nhà tài phiệt Nga đã chia sẻ khoản thanh toán gần 1 nghìn tỷ rúp (11 tỷ USD) khi công ty của họ hoạt động trở lại hoặc tăng cổ tức khi tình trạng bất ổn kinh tế liên quan đến cuộc xung đột Ukraine giảm bớt.

Tổng sản phẩm trong nước Nga tăng trưởng 5,4% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái, số liệu trên nếu chính xác thì cao hơn nhiều mức tăng GDP của hầu hết các quốc gia châu Âu.

Nhiều nhà xuất khẩu hàng hóa đã tiếp tục trả cổ tức sau khi tái cơ cấu hoạt động kinh doanh và chuyển hướng hoạt động sang các thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ và những quốc gia khác ở Nam bán cầu.

1103vu-khi-Nga.jpeg
Nền kinh tế thời chiến của Nga mang lại lợi ích cho nhiều nhà tài phiệt.

Theo dữ liệu được hãng tin Bloomberg tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau thì ít nhất một chục doanh nhân đã nhận được hơn 1 nghìn tỷ rúp (11,3 tỷ USD) cho năm 2023 và quý đầu tiên năm nay.

Điển hình như ông Vagit Alekperov - cổ đông quan trọng và cựu chủ tịch của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Lukoil đứng đầu danh sách với mức cổ tức khoảng 186 tỷ rúp.

Lukoil đang phải chịu các lệnh trừng phạt từ Anh và Australia, nhưng cho đến nay vẫn tránh được biện pháp hạn chế từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Tiếp theo là các tỷ phú Alexey Mordashov từ Công ty cổ phần Severstal và Vladimir Lisin từ Nhà máy luyện kim Novolipetsk với thu nhập cổ tức lần lượt là 148 và 121 tỷ rúp. Ông Mordashov đang chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ, Anh và EU; trong khi không có hạn chế nghiêm trọng nào đối với ông Lisin.

Danh sách này còn có tỷ phú Gennady Timchenko và Tatyana Litvinenko - người đã nhận cổ phần tại PhosAgro trước khi chồng bà là ông Vladimir trở thành đối tượng chịu lệnh trừng phạt của Mỹ vào năm 2023. Họ lần lượt nhận được 79 và 23 tỷ, tờ Bloomberg cho biết.

Nền kinh tế Nga đã phục hồi mạnh mẽ khi chính phủ đầu tư mạnh vào việc mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng, bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khỏi tác động của các lệnh trừng phạt và cung cấp hỗ trợ xã hội.

Hãng tin Bloomberg viết, nền kinh tế thời chiến của Nga tỏ ra có lợi cho những “công dân đặc biệt”, cho phép các doanh nhân nhận được mức siêu lợi nhuận không kém gì trước khi xung đột Ukraine nổ ra.

Nga phục hồi và hiện đại hóa xe tăng T-62M để cung cấp cho các đơn vị ngoài tiền tuyến.
Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.