Các nhà khoa học phát hiện số lượng san hô chết lớn nhất trong lịch sử

Tình trạng nóng dần lên tại các vùng biển chung quanh Australia đã giết chết hai phần ba rạn san hô Great Barrier – hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới dài 700 km – trong vòng chín tháng qua.

Các nhà khoa học phát hiện số lượng san hô chết lớn nhất trong lịch sử
Cac nha khoa hoc phat hien so luong san ho chet lon nhat trong lich su - Anh 1

Trang Di sản Thế giới cho biết, phát hiện này không chỉ là hồi chuông cảnh tỉnh cho vấn đề bảo tồn thiên nhiên, mà nhiều khả năng cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch Australia, vốn đang thu về cho nước này khoảng 3,9 tỷ USD mỗi năm.

Giáo sư Andrew Baird, nghiên cứu tại Đại học James Cook trong nhóm khảo sát cho biết: “Đám san hô coi như bị luộc chín rồi”. Ông cho biết sự kiện lần này là lần có diện tích san hô biến mất lớn nhất trong lịch sử.

Giáo sư cho biết hiện tượng này xảy ra do nước biển quá ấm, các sinh vật cũng bị đẩy ra khỏi rạn san hô và san hô bắt đầu vôi hóa. Bình thường quá trình này có thể được đảo ngược, nhưng do tác động của hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng với rạn san hô lần này đã không thể phục hồi nữa.

Ủy ban Di sản Văn hóa của UNESCO nhiều khả năng sẽ đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách nguy hiểm sau sự kiện lần này, bất chấp cam kết của Thủ tướng Malcolm Turnbull hồi tháng 6 hứa hẹn chi ra 746 triệu USD để bảo vệ di sản thiên nhiên này.

Các nhà nghiên cứu khí tượng cho rằng chính sự gia tăng khí CO2 khiến cho nhiệt lượng không thể thoát khỏi lòng đất đã gây ra sự tăng nhiệt độ vùng biển quanh Australia. Việc Australia là một trong những nước có mức bình quân khí thải hiệu ứng nhà kính trên đầu người lớn nhất thế giới hiện nay chính là thủ phạm giết chết rạn san hô lần này.

Theo Nhân Dân

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ