Các nhà khoa học đã tìm được danh tính của thủy quái dạt vào đảo ở Đông Nam Á

Các nhà khoa học đã nhận dạng được con thủy quái chết gần bờ biển đảo Seram thuộc Indonesia vào tuần trước. Nhưng nguyên nhân dẫn đến cái chết thì vẫn là 1 ẩn số.

Các nhà khoa học đã tìm được danh tính của thủy quái dạt vào đảo ở Đông Nam Á
Cac nha khoa hoc da tim duoc danh tinh cua thuy quai dat vao dao o Dong Nam A - Anh 1

Các nhà khoa học đã tìm được danh tính của thủy quái dạt vào đảo ở Đông Nam Á

Nhận dạng thủy quái

Bất chấp những ý kiến khác nhau, nhà nghiên cứu cá voi Alexander Werth thuộc Trường Cao đẳng Hampden-Sydney tại Virginia (Mỹ) khẳng định con sinh vật lạ dài gần 15m là một con cá voi tấm sừng hàm.

Ông khẳng định như vậy dựa vào những đường xếp nếp cổ họng và hàm trên có 2 thanh đòn ngang tấm sừng hàm mà cá voi dùng để lọc thức ăn trong miệng.

Cac nha khoa hoc da tim duoc danh tinh cua thuy quai dat vao dao o Dong Nam A - Anh 2

Xác thủy quái được nhận dạng là con cá voi tấm sừng hàm.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa biết được con cá voi này thuộc loài nào: Cá voi xanh hay cá voi Bryde. Nhiều khả năng đó không phải là cá voi Bryde vì loài này thường không to lớn và có vây như xác con "thủy quái".

Truy tìm nguyên nhân cái chết

Vấn đề khiến các nhà khoa học "đau đầu" bây giờ là tìm ra nguyên nhân làm con thủy quái chết, nổi lên mặt nước như vậy vì bình thường xác cá voi thường chìm xuống đáy biển.

Ông Alexander Werth đưa ra 2 nguyên nhân gây chết dựa vào thực trạng cái chết, thân thể chảy máu và thoát ra khí hôi thối:

1. Cá voi bị nhiễm vi khuẩn vào nội tạng, làm sản sinh ra lượng khí lớn ở bên trong cơ thể.

2. Tàu thuyền va vào làm cá voi bị thương khiến khí bên trong thoát ra.

Thông thường, một con cá voi chết đi sẽ chìm xuống đáy biển, trở thành nguồn thức ăn cho cả hệ sinh thái biển xung quanh.

Moe Flannery – người quản lý bộ sưu tập điêu cầm học và động vật có vú tại Học viện Khoa học California (Mỹ) thì thấy một số dấu vết trên thi thể cá voi cho thấy dường như nó thực sự đã bị tàu thủy và vào.

Có dấu hiệu chấn thương như xương sườn bị gãy. Thi thể nó đang phân hủy nên khó xác định được việc nhiễm khuẩn như thế nào. Tuy nhiên, nếu con vật chết do độc tính axit domoic thì có thể thấy ở mẫu nước tiểu.

Dù sao, các nhà nghiên cứu vẫn cố gắng lấy mẫu mô chứa DNA để chứng minh chắc chắn nó là cá voi và giới tính của nó. Ông Moe Flannery cho biết thêm: Màu đỏ của nước quanh cá voi, có thể là máu và mỡ kết hợp lại. Ngoài ra cá voi thường chứa đầy dầu màu cam.

Khí hôi thối do đâu?

Con cá voi trong tình trạng bị phân hủy trầm trọng, chứng tỏ nó đã chết từ 2 tuần đến vài tháng. Chất khí do vi khuẩn sản sinh ra làm nó trương phình lên như quả bóng.

Theo ông Alexander Werth, xác cá voi phân hủy gây mùi hôi thối khó chịu nhưng không nguy hiểm. Dù vậy, người dân vẫn không nên tắm giặt và uống nguồn nước xung quanh cá voi.

Nguồn: Live Science, Global News

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.