Học sinh trường THCS Quỳnh Hồng (Quỳnh Phụ, Thái Bình) |
Nội dung chất vấn:
1. Cán bộ, viên chức ngành giáo dục và đông đảo cử tri cả nước đều đánh giá cao tâm huyết của Phó Thủ tướng trong quản lý, điều hành, chỉ đạo ngành giáo dục. Tuy nhiên, một số cán bộ, viên chức trong ngành và cử tri băn khoăn về việc thực hiện một số lời hứa của đồng chí (ví dụ, đến năm 2010, giáo viên sống bằng lương)... và hiệu quả của một số cuộc vận động mà đồng chí phát động (ví dụ “ Hai không”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực,...). Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết ý kiến về vấn đề này?
2. Trong thời gian qua, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận được khiếu nại của Trường Cao đẳng Công nghệ Vietronics về việc Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam sau khi cổ phần hóa đó ban hành những văn bản về tổ chức, hoạt động của trường không phù hợp với quy định của Luật Giáo dục. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đó tổ chức giám sát và có văn bản kiến nghị Chính phủ giải quyết đúng pháp luật. Ngày 27/10/2009, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến Thủ tướng đồng ý giữ nguyên mô hình công lập của trường Vietronics. Tuy nhiên, ngày 31/12/2009, Văn phòng Chính phủ lại ra văn bản khác thông báo một ý kiến chỉ đạo khác của hẳn của Thủ tướng. Hiện nay, nhà trường bị phong tỏa tài sản, không hoạt động được.
Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết ý kiến được truyền đạt trong văn bản nào là của Thủ tướng. Vì sao chỉ trong vòng 2 tháng Văn phòng Chính phủ ban hành hai văn bản có nội dung trái ngược nhau như vậy? Chính phủ quyết định xử lý việc này thế nào? Quyết định đó có phù hợp với Luật Giáo dục không.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
1. Về việc thực hiện một số lời hứa trước Quốc hội.
1.1. Vấn đề lương giáo viên:
Từ năm 2006, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định cần xây dựng Đề án tăng thu nhập cho giáo viên trình Thủ tướng Chính phủ. Sau khi nghiên cứu phương án của Bộ đề xuất là tăng hệ số ưu đãi cho giáo viên bình quân từ 1,35 lên 1,7. Đây là mức đề xuất hệ số ưu đãi trong tương quan với hệ số ưu đãi của lực lượng vũ trang (bộ đội, công an là 1,8). Tuy nhiên, Chính phủ đã bàn bạc và chưa chấp thuận với lý do còn phải tính đến nhu cầu tăng thu nhập của cán bộ, công chức viên chức ngành y tế, văn hoá và các ngành khác. Mặt khác đội ngũ giáo viên ngành giáo dục đó và đang được hưởng hệ số phụ cấp đứng lớp theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường công lập cụ thể: Nhà giáo dạy cao đẳng, đại học là 25% mức lương đang hưởng; nhà giáo dạy trung học cơ sở, trung học phổ thông ở đồng bằng, thành phố là 30%; nhà giáo dạy mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, trung học cơ sở, trung học phổ thông ở miền núi, hải đảo vùng sâu, vùng xa là 35%; giáo viên dạy mầm non, tiểu học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa hải đảo là 50%; nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng) là 40%; nhà giáo dạy các môn Mác - Lênin là 45%. Bình quân phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy là 35% hay hệ số ưu đói là 1,35.
Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường năng khiếu thể dục thể thao, trường năng khiếu nghệ thuật, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường dành cho người tàn tật, khuyết tật và nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xó hội đặc biệt khó khăn.
Để từng bước nâng cao tiền lương, thu nhập cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước (trong đó có nhà giáo), trong giai đoạn từ 2006-2012, Chính phủ đó có lộ trình tăng mức lương tối thiểu: từ 350.000 đồng/tháng năm 2006 lên 730.000 đồng/tháng từ tháng 5/2010. Như vậy, so với năm 2006, năm 2010 tiền lương của giáo viên hàng tháng đã tăng gấp 2,1 lần.
Ví dụ, nếu một giáo viên tốt nghiệp đại học ra trường năm 2010, thì sẽ có mức lương là 2,306 triệu đồng/tháng (mức lương tối thiểu nhân với hệ số lương cơ bản nhân với hệ số phụ cấp ưu đãi bình quân chung toàn ngành: 730.000 đồng x 2,34 x 1,35). Nếu ở thời điểm năm 2006 thì giáo viên này có mức lương là 1,105 triệu đồng/tháng (350.000 đồng x 2,34 x 1,35). Nếu giáo viên này năm 2010 công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, thì thu nhập là 3,9 triệu đồng/tháng. Nếu giáo viên tốt nghiệp đại học thời gian công tác 10 năm (hệ số lương là 3,33) thì mức lương hiện nay là 3,3 triệu đồng.
Một ví dụ khác, ở một tỉnh miền núi khu vực đặc biệt khó khăn, một công chức có trình độ cao đẳng được hưởng hệ số lương cơ bản 2,1, hệ số phụ cấp khu vực là 0,7 thì tiền lương được nhận một tháng là 2,069 triệu đồng/tháng. Nhưng cũng một giáo viên trình độ cao đẳng làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn thì ngoài hệ số lương cơ bản 2,1, hệ số phụ cấp khu vực (0,7) còn thêm phụ cấp ưu đãi (35%), phụ cấp thu hút (70%) cộng lại tiền lương hơn 3,5 triệu đồng/tháng.
Như vậy, xét về mức độ tăng, thì thu nhập của giáo viên vào năm 2010 bằng 2,1 lần so với năm 2006, còn về giá trị bình quân thì tăng nằm trong khoảng từ 2,5 triệu đến 4 triệu đồng/tháng và cao hơn so với công chức, viên chức của các ngành khác. Tuy nhiên, với nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng lên như hiện nay, thì chưa đáp ứng được đòi hỏi tăng thu nhập thực tế cho giáo viên, nhất là khi đã có con nhỏ, đời sống của một bộ phận nhà giáo vẫn còn không ít khó khăn.
Việc làm sao để cán bộ, công chức, viên chức được sống bằng lương là sự quan tâm lớn của Đảng, Chính phủ trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Việc tăng lương cơ bản theo lộ trình từ năm 2006 đến năm 2010 đã có tác dụng thiết thực. Tuy nhiên, vẫn còn bất hợp lý và Chính phủ sẽ tiếp tục thiết kế các giải pháp mới cho giai đoạn 2011-2015. Theo kế hoạch tăng lương 2006-2012 đó được Chính phủ duyệt, vào năm 2011 dự kiến mức lương tối thiểu là 850 nghìn đồng/tháng và năm 2012 là 950 nghìn đồng/tháng.
Từ thực tế như trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ và Quốc hội đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào tạo, trong đó có tiền lương của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XII vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 về định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Trong đó, Quốc hội đã cho phép: Thực hiện chính sách ưu tiên về lương và phụ cấp cho đội ngũ nhà giáo; tiếp tục chính sách khuyến khích nhà giáo dạy học ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và giáo dục hoà nhập; đồng thời thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo lưu phụ cấp đứng lớp trong thời hạn 3 năm cho nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục. Chính sách phụ cấp thâm niên cho nhà giáo tiếp tục được khẳng định tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (có hiệu lực từ ngày 01/7/2010).
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành soạn thảo các văn bản trình Chính phủ trong quý 3 năm 2010 để thực hiện Nghị quyết số 35/2009/QH12 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó có việc thực hiện phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Thông qua biện pháp này, một mặt chúng ta khuyến khích các nhà giáo tận tụy với nghề, mặt khác thu nhập thực tế của nhà giáo sẽ tiếp tục tăng thêm. So với năm 2006 thì đây là biện pháp sẽ làm tăng thu nhập của nhà giáo, thể hiện đặc thù riêng của ngành giáo dục, bên cạnh chính sách ưu đói đứng lớp và chính sách thu hút đối với các trường đặc thù và vùng đặc biệt khó khăn đó được áp dụng các năm qua. Tuy chưa được Chính phủ ban hành văn bản về chế độ phụ cấp thâm niên, song chủ trương này của Quốc hội đó được các thầy cô giáo cả nước rất hoan nghênh và là một động viên lớn đối với đội ngũ nhà giáo.
1.2. Hiệu quả của cuộc vận động “Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
Trước tình hình tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục gây bức xúc trong xã hội, ngăn cản việc nâng cao chất lượng giáo dục và làm triệt tiêu động lực đổi mới và sáng tạo trong ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đó chủ động tham mưu với Chính phủ ban hành Chỉ thị về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục (Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006) và bắt đầu từ năm học 2006-2007, toàn ngành đã tích cực triển khai thực hiện thông qua cuộc vận động “Hai không” (Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục) của ngành. Cuộc vận động “Hai không” là khâu đột phá để đổi mới giáo dục phổ thông và mầm non giai đoạn 2006-2010. Qua gần 4 năm triển khai, trật tự, kỷ cương thi cử trong toàn ngành đó chuyển biến căn bản, ý thức tự giác học tập của học sinh được nâng lên, thể hiện rõ nét qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, về cơ bản các kỳ thi vừa qua được tổ chức nghiêm túc và ngày càng nghiêm túc hơn, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ.
Chính từ kết quả thực chất của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông năm 2007 (lần 1) chỉ đạt 66,7%, có nhiều địa phương đạt dưới 50%, trong khi đó năm 2006 đạt 94%, cấp ủy và chính quyền các địa phương đó chỉ đạo công tác giáo dục tập trung hơn, hiệu quả hơn, chất lượng giáo dục thực tế dần được nâng lên: năm 2008 tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông (lần 1) là 76% (tăng hơn 9% so với năm 2007); năm 2009 tỷ lệ tốt nghiệp là 83,8% (không tổ chức thi tốt nghiệp lần 2), tăng 7,8% so với năm 2008. Với kết quả thi được 3 năm 2007, 2008, 2009 như vậy, có thể dự báo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2010 sẽ đạt khoảng 90%, trong bối cảnh các cuộc thi được triển khai ngày càng nghiêm túc hơn. Trật tự kỷ cương trong thi cử đó tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT. Năm 2007 có 2.612 thí sinh bị đình chỉ thi, thì năm 2008 chỉ còn 833, năm 2009 là 299 và năm 2010 chỉ còn 90. Như vậy số thí sinh vi phạm quy chế thi phải đình chỉ đã giảm gần 97% so với năm 2007. Số giám thị bị đình chỉ công tác coi thi do vi phạm năm 2007 là 32, năm 2008 là 15, năm 2009 là 3 và năm 2010 là 1. Số tại nạn giao thông khi đi thi cũng giảm liên tục: năm 2007 có 85 vụ, năm 2008 là 84 vụ, năm 2009 là 73 vụ và năm 2010 là 54 vụ.
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc vận động ‘Hai không” thì Bộ đã bỏ việc giao chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh khá, giỏi cho các địa phương. Từng trường, từng huyện, từng tỉnh, căn cứ vào thực tế trình độ học sinh của mình, đội ngũ giáo viên, sự quan tâm của Đảng và Chính quyền cơ sở, với trách nhiệm cao nhất bàn bạc trong giáo viên và học sinh để chọn các mức phấn đấu tốt nghiệp THPT, học sinh lên lớp, khá giỏi các cấp học và lớp học. Mặc dù Bộ không giao chỉ tiêu, song thực tế kết quả thi tốt nghiệp THPT 3 năm qua đó liên tục tăng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi cũng tăng. Đặc biệt, vấn đề học sinh bỏ học, một việc đã kéo dài nhiều năm, đó được ngành và xã hội hợp lực giải quyết có kết quả (cuộc vận động 3 đủ: đủ ăn, đủ sách vở, đủ quần áo). Học kỳ I năm học 2007-2008 cả nước có 147.005 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,94 %, học kỳ I năm học 2008-2009 còn 86.269 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,56%, giảm 60.736 học sinh, bằng 41% so với năm học trước; học kỳ I năm học 2009-2010 cũn 75.531 học sinh bỏ học, chiếm 0,51%. Như vậy, sau 3 năm, số học sinh bỏ học giảm 71.474 em, bằng 49% so với năm 2007. Tức là từ chỗ bình quân 100 học sinh có gần 1 em bỏ học, giờ xuống chỉ còn 0,5 em bỏ học.
Sau một năm triển khai cuộc vận động “ Hai không”, nhằm khẳng định trách nhiệm và vị trí của người thầy trong giáo dục nước nhà ở giai đoạn hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Việc cải tiến và tự làm dụng cụ dạy học được đẩy mạnh, việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học đó phổ biến ở tất cả các tỉnh, thành phố, đổi mới phương pháp dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân được triển khai tập trung, thiết thực. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Tập đoàn Viettel, sau 3 năm, tỷ lệ các trường phổ thông, mầm non được kết nối internet đó tăng từ khoảng 40% lên gần 100% vào đầu tháng 6 năm 2010.
Các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm rõ rệt: năm 2007 có 200 vụ, năm 2008 còn 122 vụ, năm 2009 còn 24 vụ, chỉ bằng 12% của năm 2007. Các vụ xâm phạm thân thể học sinh cũng giảm: năm 2008 có 28 vụ, năm 2009 còn 8 vụ, bằng 29% năm trước.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngay từ khi triển khai từ năm 2008, đó nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của toàn ngành và toàn xã hội, vì vậy đó tạo nên những chuyển biến rõ nét về quang cảnh trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện, về môi trường giáo dục nhân văn, về chất lượng dạy và học, về giáo dục kỹ năng sống, về gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc. Sau 2 năm triển khai thực hiện, đến nay, toàn ngành đó nhận chăm sóc 2.063 di tích lịch sử cấp quốc gia, 3.365 di tích cấp tỉnh và 7.041 đền đài, nghĩa trang liệt sỹ và 1.157 các công trình khác; đồng thời nhận chăm sóc và phụng dưỡng 15.810 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sỹ; trồng mới được hơn 2,2 triệu cây các loại phù hợp với điều kiện môi trường; chỉ trong vòng 2 năm học đó có hơn 8.000 nhà vệ sinh được xây mới ở các trường học cũ, số trường có công trình vệ sinh đã tăng thêm 20% so với trước, nâng tổng số trường có công trình vệ sinh là 38.893 trường đạt 96,7% trên tổng số trường trong cả nước, trong đó có 83,9% công trình vệ sinh đạt chuẩn. Ngành giáo dục coi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là sự cụ thể hoá của phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong giai đoạn hiện nay, là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh với một cơ chế chính trị xã hội đủ mạnh bởi sự tham gia của hai Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) và ba Đoàn thể (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam). Mặc dự Bộ khụng giao chỉ tiờu, song chỉ sau 2 năm học, gần 100% số trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đó đăng ký tham gia phong trào với các mức phấn đấu khác nhau.
2. Về hai văn bản của Văn phòng Chính phủ (Công văn số 7515/VPCP-KGVX ngày 27/10/2009 và Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 31/12/2009) liên quan đến Trường Cao đẳng Công nghệ Vietronics.
Trường Cao đẳng Công nghệ Vietronics là một trong các cơ sở đào tạo trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa tập đoàn, tổng công ty. Cổ phần hóa tập đoàn, tổng công ty nhà nước là một trong những giải pháp nhằm thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, có nhiều nội dung công việc cần giải quyết, trong đó có việc sắp xếp tổ chức hoạt động của các cơ sở đào tạo trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa tập đoàn, tổng công ty.
Theo nội dung hai văn bản (Công văn số 7515/VPCP-KGVX ngày 27/10/2009 và Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 31/12/2009) đại biểu đề cập đến thì cả hai văn bản đều là kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Công văn số 7515/VPCP-KGVX ngày 27/10/2009 là kết luận khi xem xét một trường hợp cá biệt là Trường Cao đẳng Công nghệ Vietronics. Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 31/12/2009 là kết luận sau khi tập thể Lãnh đạo Chính phủ đã xem xét và kết luận chung đối với các cơ sở đào tạo thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty khi cổ phần hóa tập đoàn và tổng công ty. Mặt khác, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 83 “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau”. Căn cứ nội dung quy định trên của Luật có thể hiểu nội dung chỉ đạo của Thủ tướng về Trường Cao đẳng Công nghệ Vietronics cần được áp dụng thuộc Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 31/12/2009.
Mặc dù 2 Thông báo kết luận của Thủ tướng có nội dung khác nhau về cơ quan chủ quản các trường thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty cổ phần hoá, song có một điểm chung là: Không cổ phần hoá các trường này. Không đưa giá trị các trường vào giá trị của các Tập đoàn, Tổng công ty.
Hiện nay, các Bộ liên quan đang chuẩn bị để trình Thủ tướng Chính phủ quy định về việc sắp xếp và quản lý các cơ sở đào tạo thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sau cổ phần hoá.
Bộ GD&ĐT