UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành văn bản hỏa tốc số 58/TB-UBND thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng tại cuộc họp trực tuyến với các quận, huyện về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, UBND thành phố Hải Phòng đã tổ chức họp trực tuyến với các quận, huyện về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Sau khi nghe Bí thư, Chủ tịch một số quận, huyện báo cáo; ý kiến của Sở Y tế và các sở, ngành dự họp; xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng kết luận như sau:
Đánh giá chung tình hình dịch sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần có chiều hướng gia tăng; Nhân dân có tình trạng lơ là, chủ quan, khi bị dương tính không khai báo, tự mua thuốc điều trị nên bệnh càng nặng hoặc tử vong; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số địa phương có phần lơi lỏng.
Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố yêu cầu thực hiện triển khai nhiều giải pháp tăng cường phòng, chống dịch, trong đó có nêu, đối với các Trạm Y tế lưu động, không thành lập thêm Trạm Y tế lưu động; tăng cường nhân lực và vật lực cho các trạm hiện có.
Đồng ý chủ trương huy động lực lượng sinh viên, học sinh Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng, Trường Đại học Hải Phòng để bổ sung cho các Trạm Y tế lưu động đang quá tải so với định mức của Bộ Y tế; đảm bảo sinh viên, học sinh vừa học, vừa tham gia hỗ trợ Trạm Y tế lưu động hiệu quả; thực hiện từ ngày 16/02/2022 đến ngày 16/3/2022...
Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Hải Phòng, đáng chú ý, hiện nay một số người dân mắc Covid-19 nhưng không khai báo y tế, tự mua thuốc về nhà dùng, gây khó khăn cho các đơn vị y tế trong việc vận động, thực hiện giám sát y tế, theo dõi, quản lý và điều trị. Một số bộ phận và người dân còn biểu hiện chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch.
Nhân lực tại một số đơn vị y tế còn mỏng, đặc biệt khi số ca mắc tăng nhanh, số nhân lực tại Trạm Y tế không đủ để quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Nhiều nhân viên y tế mắc Covid-19 từ cộng đồng và trong khu điều trị.
Thuốc kháng virus từ nguồn cung ứng của Bộ Y tế chưa đủ để đáp ứng nhu cầu điều trị.
Theo lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố còn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo nên việc dự toán mua sắm gặp nhiều khó khăn, khó chủ động.
Theo thông tin của Sở Y tế, tính từ 18 giờ ngày 15/2 đến 18 giờ ngày 16/2, Hải Phòng ghi nhận 1.487 ca nhiễm Covid-19 mới. Đến nay, Hải Phòng có 36.220 ca hồi phục xuất viện (trong ngày 16/2 có 297 ca được công bố khỏi bệnh); 58.866 ca đang điều trị; số người bệnh nặng, nguy kịch là 164 ca (trong đó 129 ca nặng thở marsk, gọng kính; 18 ca nặng thở HFNC; 2 ca nguy kịch thở máy không xâm lấn; 14 ca nguy kịch thở máy xâm lấn, 1 ca nguy kịch lọc máu); 113 ca tử vong (trong ngày 16/2 có 2 ca tử vong).
1.487 ca mắc mới được ghi nhận tại 14/15 quận, huyện trong đó: 31 trường hợp sàng lọc tại công ty/khu công nghiệp, 42 trường hợp sàng lọc nhân viên y tế, còn lại là trường hợp tự đi làm xét nghiệm.
Đến 18 giờ ngày 16/2, có 490 người cách ly tại các cơ sở cách ly y tế trên toàn thành phố, 189 người cách ly tại khách sạn và 48.389 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Về tình hình xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV/2, từ ngày 23/3/2020 đến ngày 16/2/2022, các cơ sở y tế lấy 2.841.271 mẫu xét nghiệm. Trong ngày báo cáo lấy 7.284 mẫu.
Tính từ tháng 3/2021 đến ngày 16/2/2022, các cơ sở y tế tiêm tổng số 4.112.156 mũi vắc xin phòng Covid-19.Theo thông tin của Sở Y tế, tính từ 18 giờ ngày 15/2 đến 18 giờ ngày 16/2, Hải Phòng ghi nhận 1.487 ca nhiễm Covid-19 mới. Đến nay, Hải Phòng có 36.220 ca hồi phục xuất viện (trong ngày 16/2 có 297 ca được công bố khỏi bệnh); 58.866 ca đang điều trị; số người bệnh nặng, nguy kịch là 164 ca (trong đó 129 ca nặng thở marsk, gọng kính; 18 ca nặng thở HFNC; 2 ca nguy kịch thở máy không xâm lấn; 14 ca nguy kịch thở máy xâm lấn, 1 ca nguy kịch lọc máu); 113 ca tử vong (trong ngày 16/2 có 2 ca tử vong).