Ca Huế đón nhận bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

GD&TĐ - Tối 22/9 tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tổ chức lễ đón Bằng công nhận ca Huế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia  

Đại diện lãnh đạo Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với ca Huế
Đại diện lãnh đạo Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với ca Huế

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Với những đặc trưng tiêu biểu của loại hình nghệ thuật ca Huế, ngày 8/6/2015, Bộ VHTT&DL đã có quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL công nhận ca Huế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

“Đây là niềm tự hào và là trách nhiệm của tỉnh nhà trong việc giữ gìn di sản ca Huế. Tới đây, tỉnh sẽ tăng cường công tác kiểm kê, tư liệu hóa để xây dựng dữ liệu di sản về ca Huế. 

Qua đó đề nghị cấp thẩm quyền  cho phép lập hồ sơ di sản ca Huế đệ trình UNESCO công nhận là kiệt tác Di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu đại diện của nhân loại” - Ông Dung khẳng định.

Văn nghệ chào mừng lễ đón nhận ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể
Văn nghệ chào mừng lễ đón nhận ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể 

Cũng tại buổi lễ, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ghi nhận công lao đóng góp trong quá trình giữ gìn, bảo tồn ca Huế đối với 7 nhà nghiên cứu cùng 14 nghệ nhân, nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú.

Ca Huế là loại hình nghệ thuật diễn xướng đặc sắc, trong đó có sự hòa quyện giữa văn chương và âm nhạc, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng mà tinh tế, dân gian mà bác học, được biểu diễn với các loại nhạc cụ như: tranh, tỳ, nhị, nguyệt xen với bầu, sáo và bộ gõ trống Huế,...

Hơn 3 thế kỷ hình thành và phát triển trên mảnh đất Thuận Hóa - Phú Xuân (Thừa Thiên - Huế hiện nay), với sự phát triển và sức lan tỏa của Ca Huế qua nhiều thời kỳ lịch sử đã trở thành kho tàng quý báu của cả dân tộc.

Ngày nay Ca Huế đang ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn, không chỉ trên sông Hương, mà còn được trình diễn ngay cả trong các thính phòng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.