“Buồn ơi, chào mi“

Hầu hết ai cũng có những lúc vui, lúc buồn, không phải ngày nào cũng vui vẻ. Do vậy những lúc tinh thần sa sút, bản thân mỗi chúng ta phải tìm cách để xua nó đi nhanh. Vậy làm thế nào để loại bỏ cảm giác cô đơn, buồn chán?

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Đặc trưng của một người có tính tình cô độc là luôn luôn lo trước nghĩ sau, rồi lại không hiểu sao mình lại cô đơn như vậy, ý thức chủ quan của người đó rất mạnh, luôn cảm thấy mình không giống như những người khác, vì vậy mà đã dần dần tách xa khỏi xã hội hiện thực và hình thành cá tính cô độc. 

Họ không những không tham gia túm năm tụm ba, cung tán chuyện với mọi người mà còn nhìn việc đó với ảnh mặc khó chịu và nghì rằng “có gì đáng cười đâu” hay “thật là rỗi hơi?”. Vì vậy, trong con mắc của người khác, những người đó được coi là kỳ cục.

Nói chung, người có tính cô độc thường đơn thuần, lúc mới đầu chỉ vì họ sợ bị tổn thương, sợ bị từ chối mà không dám thể hiện mình một cách mạnh dạn trước mặt người khác, do vậy mà họ khóa chặt mình, cắt đứt mọi sự tiếp xúc với những người xung quanh. Đây là trình trạng chung của những người có bản tính cô độc, ngoài ra còn có những người có tính cô đơn nhất thời.

Thực tế, không ai muốn mình cô độc, nhưng đôi lúc bạn lại có cảm giác cô độc? Có thể vì bạn đang sống một mình và đang cần 1 bờ vai để nương tựa nhưng chưa tìm thấy, cũng có thể xung quanh bạn có rất nhiều người nhưng không ai hiểu bạn. Hay vì con cái bạn đã trưởng thành và rời khỏi gia đình. Cảm giác cô độc làm cho con người ta càm thấy khó chịu và trống trải.

Đôi khi bạncảm thấy buồn chán, chẳng thích gì, chẳng muốn làm gì. Có thể chỉ đơn giản là bạn đang chán và muốn làm gì đó nhưng lại ko biết phải làm gì, tệ hơn cả là chẳng biết mình thích gì, vô cảm với mọi thứ... Điều này rất nguy hiểm, nó là tiền đề của cảm giác chán đời, bất cần đời, và dẫn đến sự buông thả, sa sút...

Khi bạn cảm thấy cô độc là lúc bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để làm những việc vô bổ. Vì vậy bạn cần vượt lên chinh mình, vượt ra khỏi không gian eo hẹp đó. Nhìn quanh và tìm thấy nơi mà bạn có thể giúp được người khác. Hãy bước ra khỏi cuộc sống cô độc của chính bạn và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.

Sau đây là một số cách có thể giúp bạn thoát khỏi tâm trạng tiêu cực:

Tham gia một lớp tập thể dục: Nói chuyện với những người trong lớp học của bạn và xây dựng các mối quan hệ xung quanh. Đăng ký làm nhân viện tình nguyện cho các tổ chức tình nguyện, tham gia một lớp dạy cách mở rộng mối quan hệ và phát huy kỹ năng giao tiếp.

Tâm sự với một người bạn: Hãy nói chuyện với bạn bè, nhất là với những người biết lắng nghe, tham khảo họ xem bạn nên làm gì. Hoặc bạn cũng có thể nói chuyện, thảo luận với đứa bạn về vấn đề mà cả hai cùng quan tâm, hứng thú. 

Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều khi được trò chuyện. Nghiên cứu cho thấy những người hay trò chuyện, tán ngẫu cùng người thân sẽ giảm được đáng kể nguy cơ bị stress và các bệnh tâm lý.

Làm việc có ích: Dù bạn đang không hứng thú với việc gì cả, không muốn làm gì cả nhưng hãy cứ thử làm một việc gì đó có ích, cứ xem như để giết thời gian (nhưng thực ra bạn đang tận dụng thời gian đấy). Trong quá trình làm, bạn sẽ dần dần chú tâm vào công việc hơn và quên mất những buồn chán.

Giúp đỡ người khác: Có thể là về mặt vật chất, tinh thần hay chỉ đơn giản là giúp những việc lặt vặt. Mua giúp em nhỏ tấm vé số. Biếu bà lão ăn xin vài đồng. Giảng cho đứa bạn bài mà nó chưa hiểu. An ủi một người thân đang buồn.... Bạn sẽ thấy mình thực sự hữu ích, có rất nhiều người cần đến bạn. Và từ đó, bạn sẽ tìm được tìm vui và động lực để tiếp tục làm việc/ học tập.

Vẽ: Vẽ sẽ giúp bạn bồi dưỡng tính sáng tạo. Đây là một yếu tố cần thiết để thành công. Thứ hai, khi vẽ, não trái của bạn sẽ vận động và tạm thời làm não phải -nơi đảm nhận sự lo lắng - nghỉ ngơi. 

Có thể bạn vẽ ko khá, nhưng vấn đề đó ko quan trọng, chỉ là bạn đang giải trí thôi mà, hãy nhớ như vậy. Với tâm trạng thoải mái thì tính sáng tạo mới phát huy tối đa được.

Suy nghĩ tích cực: Bạn hãy tưởng tượng ra viễn cảnh của bạn trong tương lai, đó có thể là những gì bạn mong muốn hay quan ngại. Lúc đó bạn như thế nào? Khỏe mạnh hay yếu đuối? Hình dáng của bạn sẽ ra sao? Công ăn việc làm thế nào? Gia đình,người thân và những người bạn quen biết thì sao? 

Thử lý giải cho những tưởng tượng của bạn. Khi bạn có cái nhìn bao quát hơn về tương lai, bạn sẽ phần nào thấy rõ hơn mục tiêu và trách nhiệm của mình, nhanh chóng thoát khỏi vũng lầy chán nản mà bạn đang mắc phải để đi tiếp chặng đường.

Ôn lại kỷ niệm: Chẳng ai có tương lai mà ko hề có quá khứ. Dù đã qua nhưng quá khứ là nền tảng cho hiện tại và hiện tại lại là nền tảng cho tương lai. Dĩ nhiên, chẳng ai có quá khứ hoàn vui hay hoàn toàn buồn. 

Và dù cho đó là vui hay buồn thì bạn hãy ngẫm nghĩ về nó, nhớ lại xem mình đã trải qua như thế nào. Những kỉ niệm vui sẽ giúp bạn tìm lại niềm vui và tiếp thêm sinh lực cuộc sống. Những kỉ niệm buồn sẽ giúp bạn nhớ cách phải vượt qua như thế nào.

Nhìn thẳng vào thực tế: Bạn hãy suy nghĩ xem vì sao bạn có cảm giác buồn chán? Hãy suy nghĩ và phân tích thật tường tận vấn đề. Tìm hiểu cặn kẽ nỗi buồn của bạn để biết rằng chắc chắn mình không phải ở trong trạng thái này suốt đời... sẽ có một lúc, một lúc nào đó, mình sẽ ra khỏi cảm giác này. Vậy nên làm việc gì đó để thời gian trôi nhanh?.

Làm việc tích cực để giúp thời gian trôi nhanh hơn: Khi buồn chán, tuyệt vọng, bạn hãy tìm những việc có tính cách chủ động, hăng hái như: đi thăm 1 người bạn, đi bộ, hay đạp xe đạp, đánh cờ, đọc sách. Nhưng nhớ đừng xem truyền hình, đây ko phải là 1 hành động tích cực.

Theo VnMedia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ