Tuy nhiên, trước đó nhà thầu mỏ khai thác quặng Samarco và Vale & BHP Billiton Ltd luôn khăng khăng khẳng định thảm họa vỡ đập bùn đỏ không gây độc hại cho con người. Thậm chí Samarco từng tuyên bố trong ngày 26/11 rằng, các bài kiểm tra riêng của công ty cho thấy chất thải bị tràn ra ngoài không độc hại. Mặc dù vậy, các cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc khẳng định, có nhiều bằng chứng mới cho thấy bùn “chứa hàm lượng kim loại cao độc hại và các loại hóa chất khác”.
Tommasi Laboratorio, một công ty được thuê bởi cơ quan môi trường Espirito Santo cũng tiến hành các xét nghiệm trên mặt nước đã phát hiện ra hàm lượng asen cao hơn mức quy định của pháp luật. “Hàm lượng thạch tín không có trước khi bị vỡ đập” – ông chủ phòng thí nghiệm Bruno Tommasi khẳng định: “Asen gây ra tác hại ở nhiều mức độ khác nhau”.
Các nhà sinh học làm việc dọc theo sông và bờ biển đã bị sốc bởi những tác động của bùn đỏ. Rio Doce là một trong những con sông lâu đời của bang Espirito Santo. Vụ việc vỡ đập, giết chết 13 người và hơn chục người vẫn bị mất tích.
Đặc biệt, hệ sinh thải dọc theo sông và bờ biển đã bị hủy hoại nghiêm trọng khi hàng ngàn con cá bị chết, nhưng BHP lại nói rằng khối lượng trầm tích tích tụ quá nhiều khiến cá ngạt thở khi bị vỡ đập chứ không phải là do thành phần hóa học trong bùn.
Trong khi đó, Samarco sẽ bị phạt 66 triệu USD và chi 260 triệu USD dùng để hỗ trợ các hoạt động dọn dẹp hậu quả. Tuy nhiên những ảnh hưởng lâu dài của thảm họa này cho nhiều thế hệ người dân sống xung quanh dòng sông Rio Doce thì chưa thể đo đếm được.
Trước đó, tại Việt Nam, mối đe dọa từ thảm họa bùn đỏ ở Trung - Tây Nguyên vẫn còn đó. TS. Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, bùn đỏ ở Tây Nguyên không lo bị vỡ đập nhưng có khả năng bị tràn hồ khi mưa nhiều, cường độ lớn.
Ngày 08/10/2014, bùn đỏ đã tràn ra từ một hồ thải quặng ở khu vực nhà máy bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Nhưng sự kiện này đã gióng lên tiếng chuông báo động về tác hại của việc khai thác bauxite Tây Nguyên đến môi trường và đời sống của người dân trong khu vực.