Bộn bề khó khăn chuyện học sau lũ

Bộn bề khó khăn chuyện học sau lũ
Trường tiểu học Đăk Na sau cơn bão
Trường tiểu học Đăk Na sau cơn bão

Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Giáo dục huyện Tu Mơ Rông, cơn bão số 9 đã làm 10 học sinh bị chết và mất tích, trong đó xã Đăk Na 6 em, Đăk Rơ Ông 2 học sinh, Ngọc Yêu 1 học sinh, Đăk Sao 1 học sinh và 5 em học sinh, 2 giáo viên bị thương. Số giáo viên có xe bị trôi và mất tích là 7 giáo viên và có 10 căn nhà của giáo viên bị sập hoàn toàn. Bên cạnh đó, mưa bão cũng làm 15 phòng học bị sụp đổ hoàn toàn, 13 phòng học bị tốc mái, 2 bộ máy vi tính bị hư hỏng, 4 thư viện chứa sách giáo khoa, vở học thiết bị giảng dạy bị hư hỏng nặng. Theo thống kê chưa đầy đủ thì nước lũ đã cuốn trôi, làm hư hỏng toàn bộ sách vở của 2.590 em (trong đó, mầm non có 465 em, tiểu học 1127 em, THCS 998 em) và hư hỏng hơn 505 bộ bàn ghế (trong đó, ở bậc mầm non 127 bộ, tiểu học 315 bộ và THCS 63 bộ).

Trong số những thiệt hại cho ngành giáo dục Tu Mơ Rông trong cơn bão số 9 vừa qua thì chịu nặng nề nhất là các trường ở xã Đăk Na, Đăk Sao, Ngọc Yêu... Thầy Đỗ Minh Hoàng- Hiệu trưởng Tiểu học Đăk Na cho biết: “Toàn bộ khu vực nhà trường ở trung tâm xã do sạt lở núi đã vùi lấp 11 phòng học, 2 xe máy của giáo viên cũng bị vùi lấp trong đất và đặc biệt trường mới được đóng 30 bộ bàn ghế mới  chưa kịp sử dụng đã bị vùi lấp trong đất, hư hỏng hoàn toàn. Trong đó, có 7 phòng học, 3 phòng ở giáo viên và 1 phòng họp. Toàn bộ thiết bị dạy học như sách giáo khoa, một số tài sản khác bị vùi lấp, đưa ngôi trường đi vài trăm mét. Ngòai ra, 4 phòng ở của giáo viên ở trung tâm bị rò rỉ nước, nứt tường,  sụp mái không thể ở được; các phòng của các cụm trường ở làng Đăk Rê có 4 phòng học và 1 phòng của giáo viên, đường vào cụm trường bị chia cắt  và nguy cơ sạt lở lớn”.

HS xã Văn Xuôi tranh thủ đi học về nhận lương thực cứu trợ
HS xã Văn Xuôi tranh thủ đi học về nhận lương thực cứu trợ

Theo thầy Lê Văn Hoàn, Phó Phòng Giáo dục huyện Tu Mơ Rông, sau hơn 10 ngày xảy ra cơn đại hồng thuỷ lớn nhất từ trước đến nay, học sinh Tu Mơ Rông vẫn chưa thể đến trường. Cho đến 9/10, mới chỉ có 8 xã là Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi, Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây, Đăk Tờ Kan, Đăk Rơ Ông đã tổ chức cho học sinh học tiếp. Còn 3 xã còn lại là Ngọc Yêu, Đăk Sao, Đăk Na vẫn chưa thể tổ chức học vì đường giao thông vẫn không thể đi lại do đứt đường, hệ thống cầu treo bị cuốn trôi, vả lại nhiều ngôi trường bị sập, tốc mái chưa sửa chữa được. Phòng đã chỉ đạo các trường huy động giáo viên phối hợp cùng các lực lượng cứu hộ tiến hành dọn dẹp vệ sinh những trường, phòng bị ngập nước, làm các phòng học tạm để dạy và học. Ngoài ra, Phòng đã làm việc với Sở Giáo dục và đề nghị tỉnh hỗ trợ 2.125 bộ sách giáo khoa, 13.624 cuốn vở học sinh và đã được đồng ý của Sở, tỉnh đang vận chuyển lên để giúp các em có sách vở đến trường, tiếp tục việc học tập.

Một  điều khó khăn nhất hiện nay là tâm lý người dân vẫn đang hoang mang, đang tập trung lo cái đói, cái ăn cái mặc, nhà cửa chưa ổn định và đặc biệt là hệ thống giao thông nhưu cầu treo bị nước lũ cuốn trôi, sập cầu, chia cắt nên việc tổ chức học trở lại của 3 xã khó khăn nhất là Đăk Na, Đăk Sao và Ngọc Yêu.  Tại xã làng Tam Ring, xã Ngọc Yêu, ngôi làng nằm trong vùng lở núi đã được di dời ra khu vực an toàn thì học sinh cũng không biết khi nào mới có thể đi học trở lại được. Chuyện  học tập của con em vùng lở núi Tam Ring lại càng khó khăn gấp bội. Đây là điều khó khăn vô cùng, bởi theo quan sát của chúng tôi, trên các ngả đường đến trường của các em đều bị đất lở vùi lấp, chia cắt. Hệ thống cầu treo bị trôi không còn đường đến trường.

A Kha, học sinh trường THCS Ngọc Yêu chưa đi học được, ở nhà trông cháu
A Kha, học sinh trường THCS Ngọc Yêu chưa đi học được, ở nhà trông cháu

Gặp A Kha, học sinh lớp 9 trường THCS xã Ngọc Yêu trong ngôi nhà mới dựng vội bên làng mới, tôi hỏi mấy ngày nay em có đi học không? A Kha liền đáp: Có muốn đi cũng chịu vì tất cả con đường đến trường đều bị sạt lở đầy đất, hệ thống cầu treo thì bị nước lũ cuốn phăng. Không biết khi nào mới có thể đi học được”. Giờ đây, A Kha không đi học được đành ở nhà trông cháu để cho anh chị đi khắc phục hậu quả của bão lũ. Nhìn nét mặt buồn rầu, thèm khát được đi học khi cứ nhìn về phía ngôi trường cho dù chỉ cách làng không xa nhưng không có đường đi đến trường.

Với thực trạng hệ thống trường lớp, đường từ  các thôn làng đến trung tâm xã, các điểm trường bị hư hỏng như vậy thì việc tổ  chức học tập trở lại còn nhiều khó khăn. “Nan giải nhất về chuyện học của học sinh vùng lũ hiện nay là 3 xã Đăk Na, Đăk Sao, Ngọc Yêu. Phòng đang chỉ đạo các trường của 3 xã trên cố gắng vừa tổ chức khắc phục vừa tập trung làm phòng học tạm để tuần sau có thể tổ chức học lại nhưng... cũng rất khó. Chắc chắn khi tổ chức học lại sẽ phải tăng ca, dạy bù thêm giờ để các em không bị hổng kiến thức...”- Thầy Lê Văn Hoàn- Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Tu Mơ Rông khẳng định.

Hà Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

NATO có thể chiếm Odessa?

NATO có thể chiếm Odessa?

GD&TĐ - Theo các chuyên gia phân tích, tình hình Ukraine đang xấu đi và NATO có thể quyết định thò tay vào thành phố cảng Odessa bên bờ Biển Đen.

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.