Bom nhiệt hạch, vũ khí kinh khủng nhất trong lịch sử loài người có sức hủy diệt cỡ nào?

Bom nhiệt hạch là thứ vũ khí khủng khiếp nhất mà loài người từng phát minh ra, có sức hủy diệt ghê gớm tới mức các nhà khoa học cho rằng nó không nên tồn tại.

Bom nhiệt hạch, vũ khí kinh khủng nhất trong lịch sử loài người có sức hủy diệt cỡ nào?
Được Mỹ bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm đầu 1950, bom nhiệt hạch được cho là có sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần bom nguyên tử.
Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại là bom nhiệt hạch giải phóng năng lượng từ quá trình tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (hydro) thành một hạt nhân nặng hơn (heli). Đây cũng là phản ứng đang diễn ra trên Mặt Trời.
Hình ảnh một vụ thử bom nhiệt hạch của Mỹ
Hình ảnh một vụ thử bom nhiệt hạch của Mỹ
Tuy nhiên, do các hạt nhân đều tích điện dương và đẩy nhau, cần phải có một năng lượng rất lớn, hay một nhiệt độ rất cao để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân. Điều kiện này chỉ có thể đạt được nhờ cho nổ một quả bom nguyên tử.
Như vậy, một quả bom nhiệt hạch là một quả bom kép, trước tiên phải cho nổ bom nguyên tử để tạo điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
Năng lượng giải phóng từ một vụ nổ nhiệt hạch có thể ngay lập tức phá hủy mọi thứ trong vòng bán kính vài km.
Nhiệt lượng cực lớn có thể gây ra các cơn bão lửa; ánh sáng trắng cường độ cao từ vụ nổ có thể gây mù lòa.
Bụi phóng xạ và các sản phẩm phụ của phản ứng như cesium-137 và strontium-90 có thể đầu độc các sinh vật sống, ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong hàng trăm năm.
Công nghệ hiện nay đã cho phép chế tạo ra các đầu đạn nhiệt hạch đủ nhỏ để gắn vào tên lửa đạn đạo hoặc đạn pháo.
Hiện có 9 nước tuyên bố có sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên. Trong đó, chỉ có 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc có bom nhiệt hạch.
Quá trình tổng hợp 2 hạt nhân đồng vị của hydro (deuterium và tritium) thành heli và giải phóng năng lượng trong phản ứng nhiệt hạch. (Ảnh: Chemwiki)
Quá trình tổng hợp 2 hạt nhân đồng vị của hydro (deuterium và tritium) thành heli và giải phóng năng lượng trong phản ứng nhiệt hạch - Ảnh: Chemwiki
Triều Tiên mới đây cũng đã tuyên bố có bom nhiệt hạch nhưng chưa có bằng chứng cụ thể. Iran và Syria từng bị Mỹ cáo buộc tàng trữ vũ khí hạt nhân.
Lo ngại nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, Hiệp ước không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) được nhiều nước ký kết từ năm 1968, nhằm ngăn ngừa sự phổ biến rộng rãi và sở hữu loại vũ khí này, đồng thời khuyến khích nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hòa bình. Cho tới nay đã có 190 nước tham gia. Việt Nam tham gia năm 1981.
"Bom nhiệt hạch số 1" trông khổng lồ và đáng sợ nhất, thứ nhồi trong ruột quả bom này có sức công phá tương đương với 400 kiloton TNT.
Quả bom nhiệt hạch đầu tiên của Liên Xô đã nổ 60 năm trước tại bãi thử gần Semipalatinsk.
Hiện giờ có một phiên bản của quả bom được lưu giữ trong Viện Bảo tàng vũ khí hạt nhân Sarov, và giữa những quả bom với kích thước khác nhau, "bom nhiệt hạch số 1” trông khổng lồ và đáng sợ nhất.
Thứ nhồi trong ruột quả bom này có sức công phá tương đương với 400 kiloton TNT.
Mỗi năm, cứ đến ngày 12/8, các nhà khoa học và chuyên viên đang làm việc để tạo lập lá chắn hạt nhân của Nga đều đến thăm gian phòng, nơi đã tạo ra thứ vũ khí có sức mạnh tàn phá đến mức có thể hủy diệt toàn bộ sự sống trên Trái đất.
So sánh sức mạnh bom nguyên tử và bom nhiệt hạch - Đồ họa: TTXVN
So sánh sức mạnh bom nguyên tử và bom nhiệt hạch - Đồ họa: TTXVN
Viện sĩ Rady Ilkaev thường giao tiếp với các nhà báo đã từng nói rằng "sau vụ nổ thử nghiệm quả bom nhiệt hạch của Liên Xô, bất kỳ người nào trên thế giới cũng hiểu ra rằng không được đưa sức mạnh khổng lồ này vào đời sống hiện thực”.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã chúc mừng các chuyên viên và các nhà hoạt động lão thành của “Trung tâm hạt nhân LB Nga - Viện nghiên cứu vật lý thử nghiệm” nhân dịp kỷ niệm mốc 60 năm kể từ ngày thử quả bom nhiệt hạch đầu tiên của Liên Xô.
Siêu bom hạt nhân
Siêu bom hạt nhân - Tsar Bomba phiên bản giống thật sắp được trưng bày trong triển lãm lịch sử ở Matxcơva cho người dân tham quan từ tháng 8 năm ngoái.
Siêu bom Tsar Bomba đã được đưa từ thành phố Sarov, quê hương của Trung tâm hạt nhân Nga đến thủ đô Matxcơva vào ngày 22/8/2014.
Phiên bản được làm giống y hệt kích thước thật của bom nhiệt hạch Tsar Bomba - thứ vũ khí kinh khủng nhất trong lịch sử loài người
Phiên bản được làm giống y hệt kích thước thật của bom nhiệt hạch Tsar Bomba - thứ vũ khí kinh khủng nhất trong lịch sử loài ngườiđã từng phát nổ
Phiên bản kích thước chuẩn của quả bom sẽ được trưng bày trong Triển lãm 70 năm phát triển nguyên tử của Nga, tổ chức từ ngày 1-29/9/2014 tại Manege Exhibition, ngay bên ngoài điện Krelin và Quảng trường Đỏ.
Tsar Bomba quả bom kinh khủng nhất từng được cho phát nổ trong lịch sử nhân loại. Năng lượng sinh ra trong vụ nổ lớn hơn tổng số chất nổ được sử dụng trong Thế chiến II, lớn gấp 3.800 lần quả bom Fat Man Mỹ ném xuống thành phố Nagasaki.
Ngày 30/10/1961, một biến thể đặc biệt của máy bay Tu-95 được phủ một lớp sơn trắng bảo vệ làm nhiệm vụ thả quả bom nhiệt hạch này tại khu vực thử nghiệm Novaya Zemlya Archipelago, Bắc Băng Dương.
Quả bom nặng 26 tấn được thả từ khoảng các 10.5 km, sau khi thả, máy bay và một phòng thí nghiệm bay có tổng thời gian 188 giây để thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Tsar Bomba - hay còn được gọi bằng cái tên "bom Sa hoàng"
Siêu bom Tsar Bomba phát nổ khi đang ở độ cao 4.2km, sức nổ của nó sinh ra chưa từng được dự kiến, lên đến 51.5 triệu tấn thuốc nổ TNT. Trước đó, các nhà khoa học ước tính sức mạnh của nó rơi vào khoảng 57 - 58.6 triệu tấn.
Vụ nổ sinh ra một quả cầu lửa có bán kính đến 4.6km, có thể nhìn thấy từ khoảng cách 1.000km, xuyên qua cả những đám mây dày đặc. Đám mây hình nấm của vụ nổ bốc cao lên đến 65km và có đường kính 95km.
Khoảng 40 phút sau vụ nổ, sóng radio cách vụ nổ hàng trăm km vẫn bị biến dạng vì ion hóa không khí.
Ngoài ra, Sputnik nói sóng âm sinh ra sau vụ nổ đã đi vòng quanh Trái đất 3 lần và ở khu vực đảo Dikson, cách vụ nổ 800km sóng xung thổi tung các cửa sổ và gây ra âm thanh như tiếng đại bác.
Theo VTC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ