Bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2019

GD&TĐ - Sáng 15/5, Tổng cục Thể dục, thể thao (Bộ VH,TT&DL) đã họp báo thông tin về Chương trình Bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2019. Năm nay, đối tượng thu hút không chỉ là trẻ em mà còn vận động toàn dân tập luyện môn bơi.

Lãnh đạo Tổng cục Thể dục, thể thao thông tin với báo chí về Chương trình Bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2019
Lãnh đạo Tổng cục Thể dục, thể thao thông tin với báo chí về Chương trình Bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em năm 2019

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, trung bình mỗi năm giai đoạn 2010 - 2015 có trên 3.000 thanh thiếu nhi tử vong do đuối nước, trong đó trẻ em dưới 16 tuổi khoảng 2.200 em, con số này giảm xuống là 1.995 em trong năm 2017 và 782 em của 42/63 tỉnh/thành trong 6 tháng đầu năm 2018. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị đuối nước chủ yếu là do trẻ em chưa biết bơi và thiếu kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước. Cùng với sự thiếu quản lý, giám sát của người lớn đối với trẻ em khi sống trong môi trường không an toàn hoặc do thiên tai bão lũ.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục, thể thao Nguyễn Hồng Minh cho biết, năm 2018, Lễ phát động trẻ em toàn quốc học bơi được tổ chức nhằm vận động trẻ em tích cực học bơi. Năm nay, Lễ phát động không chỉ thu hút đối tượng là trẻ em tích cực tập luyện mà còn là dịp vận động toàn dân tập luyện môn bơi. Thông qua cuộc vận động này, nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng, đặc biệt là vai trò gương mẫu tập luyện môn bơi của người lớn sẽ góp phần thu hút, vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được thường xuyên tập luyện môn bơi và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Lễ phát động quy mô quốc gia tổ chức vào ngày 19/5 tại Hà Nội. Lễ phát động cấp cơ sở sẽ được tổ chức đồng loạt vào ngày 30/5 và 1/6 là dịp các địa phương triển khai các hoạt động hè cho thiếu nhi, học sinh cả nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...