Bộ Y tế Serbia kêu gọi Ukraine từ bỏ đạn chứa uranium nghèo

GD&TĐ - Ngày 3/4, Bộ trưởng Y tế Serbia Danica Gruicic kêu gọi Ukraine từ bỏ việc sử dụng đạn pháo chứa uranium nghèo.

(Ảnh: IZVESTIA/Dmitry Korotaev)
(Ảnh: IZVESTIA/Dmitry Korotaev)

Nói với kênh truyền hình The Rossiya 24, bà Gruicic cho biết, “đó là một cuộc chiến tranh hạt nhân cực kỳ nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng không chính phủ nào giám sát sức khỏe của người dân lại cho phép sử dụng những loại đạn như vậy.

Tôi chỉ muốn nói với người Ukraine, những người dân thường là: đừng để chất độc này đến đất nước của bạn. Xin vui lòng không cho phép sử dụng những quả đạn này".

Bà lưu ý rằng các chính trị gia Nga đã cảnh báo Ukraine về mối nguy hiểm của đạn uranium nghèo liên quan đến việc sử dụng trước đây ở Serbia vào năm 1999.

Trước đó, ngày 21/3, Thứ trưởng Quốc phòng Anh Annabel Goldie cho biết, nước này sẵn sàng chuyển giao đạn dược chứa uranium nghèo cho Ukraine.

Năm 1999, những quả đạn như vậy đã được sử dụng trong cuộc ném bom Nam Tư của quân đội NATO. Tháng 7 năm ngoái, giáo sư, đồng thời là nhà độc chất học Radomir Kovačević cho biết, 60 thế hệ người Serb tương lai khác sẽ phải chịu những hậu quả tiêu cực về sức khỏe do đạn có uranium cạn kiệt được sử dụng.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Maria Zakharova, việc sử dụng những quả đạn như vậy sẽ gây hậu quả quy mô lớn cho toàn thế giới.

Ngày 22/3, nói với hãng tin Izvestia, nhà khoa học chính trị Iosif Diskin đã lên án quyết định của Anh trong việc chuyển giao đạn uranium nghèo cho Ukraine. Ông cũng chỉ ra rằng việc chuyển giao loại đạn này có thể được cả Liên bang Nga và cộng đồng thế giới coi là một bước leo thang xung đột.

Trong khi đó, ngày 27/3, trang web của Tổng thống Ukraine Zelensky đăng tải bản kiến nghị yêu cầu cấm sử dụng đạn uranium nghèo mà Anh dự định chuyển giao cho quân đội Ukraine. Tác giả gọi việc sử dụng đạn như vậy là tội ác chống lại loài người và hành tinh.

Các nước phương Tây đã tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ Donbass.

Quyết định về chiến dịch đặc biệt được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra trong bối cảnh tình hình trong khu vực ngày càng trầm trọng, được cho là do các cuộc pháo kích thường xuyên của Ukraine.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.