Bỏ túi mẹo giặt rèm cửa sạch như mới tại nhà

GD&TĐ - Rèm cửa được xem như vật dụng vừa trang trí tôn tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà, vừa che nắng giúp cản nhiệt và ánh sáng chói chang cho ngôi nhà.

Tuy nhiên, nhiều gia đình dường như lại không chú ý nhiều đến giữ gìn cho rèm cửa sạch sẽ và tươi mới. Để tránh điều này, hãy tham khảo gợi ý như sau

Đừng vội giặt ngay

Hãy ngâm rèm cửa trước khi giặt. Việc ngâm rèm cửa trước khi giặt sẽ giúp làm mềm các lớp bụi bẩn bám trên đó. Nó sẽ giúp công đoạn vệ sinh rèm cửa được trở nên dễ dàng hơn. Đối với loại rèm cửa có 2 lớp vải, nên giặt riêng từng lớp. Bởi lớp mỏng nếu giặt chung với lớp dày sẽ bị hư hại.

Đối với tấm rèm quá bẩn hoặc bị dầu mỡ bụi bám thì có thể bỏ ít dấm hoặc ngâm bằng nước ấm cùng xà phòng chuyên dụng. Sau đó, ngâm khoảng 30 phút để bụi được loại bỏ tốt nhất. Đối với những tấm rèm cửa không quá bẩn, bạn chỉ cần ngâm nước giặt trong 10 phút là được. Sau đó bỏ chúng vào máy giặt và giặt bình thường.

Phân loại rèm để có cách giặt phù hợp

Giặt rèm cũng cần mẹo để rèm được bền và đẹp như mới (hình minh họa).

Giặt rèm cũng cần mẹo để rèm được bền và đẹp như mới (hình minh họa).

Hiện nay, trên thị trường cung cấp rất nhiều loại rèm, Rèm giặt bằng tay thường được làm từ vải gấm hoặc vải lụa mỏng, những loại vải này nếu giặt bằng máy rất dễ bị biến dạng so với kích thước ban đầu. Còn đối với loại vải nhung khi giặt máy sẽ bị mất một lớp tuyết có trên rèm. Vì vậy, bạn phải chịu khó giặt bằng tay để bảo toàn độ đẹp bền cho rèm.

Thông thường khi giặt rèm cửa loại vải gấm, vải thô hoặc nhung, trước khi giặt nên sử dụng máy hút bụi, máy hơi nóng hoặc dùng chổi để vệ sinh. Sau đó, đem ra ngoài nắng phơi để loại bỏ vi khuẩn bám trên rèm cửa. Tiếp đến mới giặt để rèm giữ được độ nguyên vẹn và độ suôn của rèm. 

Loại rèm giặt máy thường có được làm từ chất liệu polyester có độ bền cao và độ co giãn ít, vì vậy khi giặt bằng máy sẽ không bị biến dạng. Tuy nhiên, để cho vải được mềm mại, khi giặt bạn cần sử dụng nước giặt chuyên dụng và cho một ít nước xả vải.

Lưu ý khi giặt rèm bằng máy giặt: Để tránh xảy ra sự cố với máy giặt, nên tháo hết các khuyên xỏ hoặc các vật dụng khác đi kèm trước khi giặt. Điều chỉnh chế độ giặt ở mức thấp nhất (Delicate), vì vải đã bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời khiến cho sợi của vải trở nên thô và rất dễ bị gãy. Không nên để chế độ nước nóng để giặt, màu sắc của vải sẽ dễ bị phai, kết cấu của vải cũng thay đổi, tốt nhất bạn nên dùng nước ở mức 15 - 20 độ C.

Giặt rèm khô: Mỗi loại rèm cửa được làm từ những chất liệu khác nhau, vì thế nó sẽ có quy định cụ thể về cách giặt và loại nước giặt nước giặt cần dùng. Đối với các loại rèm được chỉ định giặt khô, tốt nhất không nên giặt chúng bằng phương pháp khác.

Để giặt rèm khô, cần có dung môi để làm sạch. Tuy nhiên mỗi loại chất liệu cần sử dụng loại dung môi khác nhau, cần tìm hiểu kỹ trước khi giặt rèm bằng phương pháp này.

Chọn chế độ giặt

Để giúp cho rèm được sử dụng bền lâu, trước khi giặt rèm cần phải chọn chế độ giặt phù hợp với chất liệu vải. Với những loại vải thô, vải nhung thì sử dụng phương pháp giặt khô. Quá trình này, không chỉ giúp làm sạch mà còn đảm bảo vải sử dụng bền lâu.

Đối với loại rèm cửa có vải 2 lớp: hãy giặt riêng 2 lớp vải, đối với lớp vải voan bên ngoài, có thể sử dụng thêm một tí nước tẩy để vải trắng sáng hơn. Có thể cài chế độ Prewash trên máy giặt nhằm giúp cho rèm cửa được trắng sạch hơn.

Với những loại vải cotton có màu không nên sử dụng nước tẩy khi giặt và không được ngâm nước vì như thế rất dễ làm phai màu vải, khiến vải sử dụng không được lâu. Bạn nên cho ít phèn chua hoặc giấm vào ngâm 1 tiếng để rèm giữ được màu.

Theo candy-home

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...