BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ: Đà Nẵng phải đẩy mạnh phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế vùng

GD&TĐ - Sáng 14/7, GS.TS Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng về triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH T.Ư Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và tình hình phát triển giáo dục của TP Đà Nẵng.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc.

Dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, đại diện Văn phòng, các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT. Về phía TP Đà Nẵng có ông: Nguyễn Xuân Anh - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Thành ủy; ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND thành phố; ông Nguyễn Đình Vĩnh - Giám đốc Sở GD&ĐT và đông đảo lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trường ĐH, trường THPT thành phố Đà Nẵng.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao TP Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết 29 và bước đầu tạo sự chuyển biến cho GD&ĐT; Bộ trưởng nhấn mạnh: phải tiếp cận phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng giáo dục Đà Nẵng phát triển mạnh, kéo theo sự phát triển giáo dục của cả vùng.

Chính vì vậy, trên cơ sở đi sâu phân tích những khó khăn mà giáo dục Đà Nẵng đang gặp phải, Bộ trưởng đã gợi mở hướng tháo gỡ cho từng bậc học, cấp học của TP Đà Nẵng; Tiếp tục thực hiện từng nhiệm vụ trong 9 nhóm nhiệm vụ, 5 giải pháp.

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị: Thành phố tiếp tục tập trung rà soát, quy hoạch mạng lưới; Với mầm non, phổ thông, là vùng đô thị, do vậy Đà Nẵng nên quy hoạch theo tuyến, chuỗi trường học các cấp ở ngoại ô, đô thị vệ tinh, có xe đưa đón học sinh. Tránh xây dựng mới trường học ở vùng lõi thành phố, giảm sức ép đô thị lên trường học.

Nữ sinh trường THPT Phan Châu Trinh rạng rỡ trong nắng
 Nữ sinh trường THPT Phan Châu Trinh rạng rỡ trong nắng 

Trong quy hoạch phát triển các trường đại học, thành phố cần tập trung vào 1 khu tạo thành khu đô thị đại học, tránh tình trạng quy hoạch đầu tư, phân tán. Đồng thời chú trọng quy hoạch phát triển theo ngành nghề, tránh đầu tư những ngành dư thừa nhân lực, đầu tư mạnh vào những ngành còn thiếu nhân lực, nhất là các ngành đào tạo nhân lực cho ngành du lịch cùng với đó là nhân lực công nghệ thông tin, công nghệ vui chơi, giải trí, ngành dịch vụ.

Về phát triển đội ngũ giáo viên: trước mắt thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện nay theo chuẩn mới mà Bộ sắp ban hành. Vấn đề này, thành phố phải phát huy mạnh mẽ vai trò của trường đại học sư phạm; có kế hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo giáo viên mạnh và xuất sắc để không chỉ đào tạo lại giáo viên cho thành phố mà cho cả các tỉnh trong vùng.

Tiếp đó phải đẩy mạnh dạy và học  ngoại ngữ, ưu tiên giảng dạy tiếng Anh; với những ngoại ngữ khác, thành phố phải có kế hoạch giảng dạy gắn với nhu cầu phát triển du lịch; Có giải pháp gắn vai trò của các trung tâm dạy ngoại ngữ với nhu cầu học tập trong và ngoài nhà trường của học sinh; Đồng thời phải đặt mục tiêu trong nhiệm vụ này là học ngoại ngữ không phải để thi, mà phải gắn với giao tiếp hàng ngày, phục vụ khu du lịch.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tin học trong quản lý, giảng dạy, đẩy mạnh tin học hóa, kết nối nhà trường với Sở, Sở với chính quyền để thông suốt trong chỉ đạo, điều hành. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, giảm thiểu các thủ tục hành chính. TP Đà Nẵng phải tích cực đi đầu trong thực hiện Đề án CNTT mà Bộ đang triển khai để cùng với triển khai nhiệm vụ dạy ngoại ngữ làm thế mạnh phát triển giáo dục của TP.

Về vấn đề tự chủ tài chính, với các trường công lập, các trường đại học của TP phải tự chủ tìm nguồn lực, tự tạo cơ chế để tạo nguồn lực đầu tư theo hướng XHH, không đợi ngân sách nhà nước và ngân sách nhà nước đi vay để cấp vốn đầu tư, phát triển.

Với các trường phổ thông, sắp tới sẽ thực hiện linh hoạt trong chương trình để phù hợp với địa phương, các trường sẽ tự chủ nhiều hơn, tự chủ trong vấn đề tuyển dụng, bố trí giáo viên, tự chủ trong công tác tài chính; Với các hoạt động chi thường xuyên, địa phương phải bố trí ngân sách đảm bảo, với các hoạt động giáo dục khác, nhà trường phải tự tạo nguồn đảm bảo. Nghị định tự chủ giáo dục Bộ đang xây dựng cũng theo hướng giao quyền tự chủ linh hoạt cho các nhà trường.

Về hội nhập quốc tế, thành phố phải tạo cơ hội mạnh mẽ cho các nhà đầu tư cung cấp các cơ hội học tập tốt nhất cho con em nhân dân của thành phố, xây dựng được các trường quốc tế có chất lượng giáo dục quốc tế cho các gia đình có điều kiện chi trả. Về cơ sở vật chất, phải cố gắng đầu tư, xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia, các tiêu chí phải bền vững và đầu tư cho trường đạt chuẩn mới.

Học sinh TP Đà Nẵng vui thích khi được nghỉ hè trọn 3 tháng
 Học sinh TP Đà Nẵng vui thích khi được nghỉ hè trọn 3 tháng

Với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Bộ trưởng đề nghị thành phố  quan tâm  đào tạo những ngành đáp ứng nhân lực cho các ngành kinh tế mà thành phố có thế mạnh như du lịch, dịch vụ, công nghệ giải trí.

Về phân luồng, với Đà Nẵng, muốn tỷ lệ vào ĐH cao phải phân luồng tốt, có nhiều chương trình tăng cường hướng nghiệp, có nhiều cơ hội chọn nghề nghiệp, đầu tư tốt các trường nghề, phát triển ngành nghề, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào đây để phân luồng hiệu quả.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị TP Đà Năng chú trọng rà soát các kỳ thi để giảm bớt sức ép cho học sinh và giảm học thêm. Tăng cường quản trị nhà trường, dành nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục, tăng cường các nguồn lực đầu tư XHH, tăng cường kiểm định giáo dục các cấp học, bậc học và duy trì các tiêu chuẩn đã đạt được để đảm bảo chất lượng; Đồng thời tăng cường đẩy mạnh truyền thông giáo dục.

Đồng thời đề nghị trong thời gian tới TP Đà Nẵng tập trung rà soát những vướng mắc, hạn chế ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đâu là trọng tâm trong phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Thành phố phải tập trung dành nguồn lực nhanh chóng tháo gỡ, đâu là trách nhiệm của Bộ, đề xuất và có phương án cụ thể, Bộ sẽ hỗ trợ thành phố tháo gỡ khó khăn.

Tạo cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục

Bộ trưởng cũng lưu ý, với Giáo dục đại học, Thành phố phải chú trọng vào những nhóm ngành đào tạo nhân lực cơ bản, từng bước củng cố phát triển; Ở nhóm đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tuy rằng trong thời gian qua, các trường đã có nhiều cố gắng nhưng còn chưa có sự gắn kết với khoa học công nghệ, với thị trường, doanh nghiệp, ngành đang có nhu cầu sử dụng lao động.

Nhấn mạnh rằng đây là vấn đề lớn, then chốt nhưng trên thực tế các trường chưa có cách làm hiệu quả; Mỗi trường ĐH có sứ mạng riêng nhưng phải thực sự phối kết hợp với nhau trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ  nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố để tạo nguồn lực, có sự đột phá mạnh mẽ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gợi mở: ĐH Đà Nẵng phải mở rộng, phát triển mang tầm khu vực và quốc tế, phải xây dựng được chương trình đào tạo, thành phố phải tạo cơ chế, nguồn lực đặc biệt cho ĐH Đà Nẵng.

Sinh viên trường ĐH Sư phạm- ĐH Đà Nẵng
 Sinh viên trường ĐH Sư phạm- ĐH Đà Nẵng

Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ, ủng hộ thành phố trong xây dựng phương án và đề xuất với thủ tướng Chính phủ mô hình đào tạo nhân lực theo hướng XHX, kết hợp với mô hình nhà nước và doanh nghiệp để đầu tư, khuyến khích các trường ĐH nước ngoài, nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư vào đào tạo nhân lực trọng điểm.

Theo báo cáo của thành phố, trong thời gian qua, địa phương đã cụ thể hóa Nghị quyết số 29 bằng chương trình hành động, nhiều Đề án, chương trình đầu tư cho GD&ĐT. Bước đầu giáo dục thành phố đã có bước chuyển rõ rệt, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Thành phố đã tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động GD&ĐT; Giáo dục đại học: Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học tập trung đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả học tập của người học gắn với chuẩn năng lực phù hợp với Khung trình độ quốc gia, thúc đẩy hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.

Tiếp tục mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo, các chương trình đào tạo gắn với việc bảo đảm chất lượng đào tạo, phù hợp với khả năng cung ứng nhân lực của cơ sở đào tạo và quy hoạch phát triển nhân lực của bộ, ngành và địa phương.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Anh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - đã thẳng thắn nhìn nhận, GD&ĐT thành phố Đà Nẵng còn tồn tại những hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chưa có thành tích lớn về thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; chưa có mô hình đột phá và trường quốc tế; kết quả thi THPT quốc gia chưa lọt vào tốp những địa phương dẫn đầu của cả nước… Để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trên đây, TP Đà Nẵng đã đề nghị Bộ GD&ĐT có định hướng để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang tồn tại nhằm tạo đà cho GD&ĐT thành phố phát triển.

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao TP Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết 29 và bước đầu tạo sự chuyển biến cho GD&ĐT; Bộ trưởng nhấn mạnh: phải tiếp cận phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng giáo dục Đà Nẵng phát triển mạnh, kéo theo sự phát triển giáo dục của cả vùng.
BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ: Đà Nẵng phải đẩy mạnh phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế vùng ảnh 4BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ: Đà Nẵng phải đẩy mạnh phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế vùng ảnh 5BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ: Đà Nẵng phải đẩy mạnh phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế vùng ảnh 6BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ: Đà Nẵng phải đẩy mạnh phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế vùng ảnh 7BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ: Đà Nẵng phải đẩy mạnh phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế vùng ảnh 8BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ: Đà Nẵng phải đẩy mạnh phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế vùng ảnh 9BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ: Đà Nẵng phải đẩy mạnh phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu kinh tế vùng ảnh 10

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.