Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tiêm vắc xin phòng COVID-19

GD&TĐ - Sáng 6/5, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca tại Bệnh viện Bạch Mai.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 sáng ngày 6/5  Ảnh: Trần Minh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 sáng ngày 6/5  Ảnh: Trần Minh.

Cùng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại đây với  Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long còn có các Thứ trưởng Bộ Y tế: Đỗ Xuân Tuyên, Trương Quốc Cường, Trần Văn Thuấn cùng nhiều lãnh đạo các Vụ/Cục/Văn phòng của Bộ Y tế.

Chia sẻ với báo chí trong lúc theo dõi sau tiêm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, sức khỏe của ông hoàn toàn bình thường. 

Các Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Trương Quốc Cường, Trần Văn Thuấn cùng nhiều đồng chí lãnh đạo các Vụ/Cục cũng cho biết sức khỏe bình thường sau tiêm.

Theo Bộ trưởng, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến.

Các cơ sở tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ;

Người tiêm được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm; các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm. Đồng thời diện đối tượng chống chỉ định tiêm chủng ở Việt Nam cũng mở rộng hơn so với các nước.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định: “Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu, tiêm đến đâu chắc chắn đến đó. Chính vì thế, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt là điều trị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống xảy ra trong tiêm chủng”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, đến nay Việt Nam đã tiêm cho 675.956 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.

Theo ghi nhận, đến nay có 16% phản ứng thông thường sau tiêm như đau tại chỗ, sốt nhẹ… triệu chứng này hết sau 24h. Tỷ lên khá thấp so với các nước trên thế giới.

Cho đến nay, Bộ Y tế khẳng định việc têm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam là an toàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.