Tình trạng thường xảy ra với phụ huynh có con trong độ tuổi mẫu giáo, chúng ta hãy nghe chia sẻ những cách uốn nắn trẻ của họ.
Trẻ trong độ tuổi lên ba và bốn rất hiếu kỳ, thích học thêm từ mới, những từ không mấy hay ho, nhưng chúng cứ lặp lại một cách thích thú. Ví dụ như trẻ thích nói từ “mông” và đối với trẻ đang độ tuổi mẫu giáo thì đây là giai đoạn phát triển sự hài hước. Bé nói trong phòng tắm không sao nhưng nói ở những nơi khác e rằng không lịch sự lắm.
Erin Boyd-Soisson, phó giáo sư về phát triển con người và khoa học gia đình tại Đại học Messiah, Grantham, ennsylvania cho biết: “Nếu bạn phản ứng thái quá với một từ nào đó, nó có thể làm cho con bạn thấy hấp dẫn hơn khi lặp lại”.
Dưới đây là vài ví dụ cụ thể mà các chuyên gia gợi ý để bố mẹ tìm hiểu cách xử lý các tình huống khó xử mà bạn có thể gặp phải với con mình:
Khi con nói: “Mẹ có mùi như phân”
Dù trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đã không còn mang tã nhưng những thứ trong nhà vệ sinh vẫn còn khá lạ lẫm với chúng. Giai đoạn này chúng được làm quen với ngồi bô vì vậy chúng muốn tìm hiểu về các chức năng cơ thể và luôn thắc mắc về chúng.
Trước tiên bố mẹ hãy giữ bình tĩnh, đừng để trẻ nghĩ rằng đây là từ xấu, bởi sẽ có lúc bạn nói về các sinh hoạt trong phòng tắm, việc đại tiện trong nhà vệ sinh hoặc giải thích với con về trung tiện. Nhưng nếu trẻ nói câu này trong bàn ăn khi nhà đang có khách thì quả là khó xử. Lúc đó mẹ nên nói với bé rằng, mọi người không thích nghe điều này, con nên nói riêng với mẹ thôi.
Đồng thời, bạn cũng cần xem xét lại việc vệ sinh trong phòng tắm. Nếu bạn quẳng tã lót lung tung, trẻ em sẽ làm lớn chuyện. Khi trẻ có nhận xét thì hãy nhanh chóng chuyển sang chủ đề khác và đi dọn dẹp.
Khi con trai nói: “Cái ba lô chết tiệt của con đâu rồi?”
Rõ ràng là bé đang chửi thề, bạn sẽ sốc và ngạc nhiên không biết con học ở trường hay ở đâu. Trẻ ở độ tuổi này thường lặp lại các từ chửi thề một cách nhanh nhảu, chúng nghe được từ bạn bè, trên phố hoặc anh chị em khi đang chơi cùng nhau.
Ngay cả khi chúng không biết nó có nghĩa là gì, trẻ mẫu giáo sẽ hiểu rằng những từ này nói ra rất vui”. Nếu lần đầu tiên bạn nghe thấy – bỏ qua. Con của bạn sẽ không lặp lại nếu không thấy thú vị. Nhưng nếu có lần sau, hãy bình tĩnh và nói: “Đó không phải là một từ hay ho, con không nên dùng nó trong nhà của mình”.
Nếu các tục từ này tiếp tục xuất hiện, hãy chắc chắn rằng bạn và người xung quanh đã là tấm gương tốt. Khi người lớn thỉnh thoảng chửi thề thì không nên trách trẻ.
Edward Christophersen, tiến sĩ, nhà tâm lý học trẻ em lâm sàng tại Bệnh viện Nhi ở Kansas City, Missouri nói: Hãy liên tục lặp lại “chúng ta không nên nói từ đó” sẽ có tác dụng với trẻ.
Khi bé gái nói: “Bạn ấy thật ngu ngốc!”
Trong những hoạt động tại trường, trẻ em không có ý định làm tổn thương ai đó. Nhưng nếu khi con bạn cần có thêm bánh ngọt hoặc món tráng miệng mà bé không đạt được, trẻ sẽ nói như vậy để thu hút sự chú ý.
Hầu hết trẻ em không cảm nhận được tác hại khi dùng những từ ngữ rất nặng như trên, do trẻ chưa hiểu được cảm xúc của người bị nghe nó.
Lúc này, bố mẹ hãy đến gần con và nói rằng, những từ như thế này cần được dừng lại. Con có thể khiến cho bạn con buồn và tổn thương khi con gọi tên và đánh giá bạn là ngu ngốc: “Con nghĩ sao nếu bạn con cũng dùng từ như vậy với con? Con có thể dùng từ ngữ khác để thay thế cho sự so sánh này không?”
Những từ chửi thề, tục từ đều dễ làm trẻ lạm dụng khi buồn bã hoặc tức giận, hãy dạy con cách điều chỉnh cảm xúc và yêu thương bản thân, nói nhiều những từ như vậy sẽ khiến trẻ mất đi sự hấp dẫn.