Bộ GD&ĐT không ngừng nâng cao chất lượng công tác pháp chế

GD&TĐ - Ngày 9/11, tại Bộ GD&ĐT diễn ra tọa đàm “Nâng cao chất lượng công tác pháp chế”. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu dự và chỉ đạo.

Quang cảnh Tọa đàm.
Quang cảnh Tọa đàm.

Tham gia còn có lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng của 2  Bộ. Tọa đàm đã đánh giá lại kết quả phối hợp thực hiện công tác pháp chế giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp năm 2020; đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế của 2 Bộ.

Công tác pháp chế được triển khai đồng bộ, bài bản

Báo cáo về công tác chế của Bộ GD&ĐT năm 2020 cho thấy: Thời gian qua, công tác pháp chế luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Công tác pháp chế của Bộ được triển khai một cách đồng bộ, bài bản theo các nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 552011/NĐ-CP của Chính phủ.

Về cơ bản, văn bản QPPL do Bộ GD&ĐT ban hành tuân thủ các quy định của  pháp luật, kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của Bộ GD&ĐT đã dần dần được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Nội dung các văn bản bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp, thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật; các văn bản được ban hành đã đi vào cuộc sống và có tác động tích cực đến tổ chức, quản lý hoạt động của ngành giáo dục, từng bước giải quyết một số bức xúc của xã hội...

Đánh giá chung về kết quả công tác phối hợp giữa hai Bộ GD&ĐT và Bộ Tư pháp, Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) ông Trần Văn Đạt cũng cho biết: Năm 2020 công tác phối hợp giữa hai Bộ được triển khai thực hiện một cách toàn diện trên các mặt công tác pháp chế như công tác xây dựng pháp luât; phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát hệ thống hóa VBQPPL; pháp điển, hợp  nhất…

Đặc biệt trong năm 2020 việc phối hợp được thể hiện rõ nhất trong công tác xây dựng, thẩm định, trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Giáo dục và xử lý các vấn đề pháp luật có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

Các đơn vị chức năng của hai Bộ đã có sự phối hợp, gắn kết và có hiệu quả trong công tác chuyên môn, góp phần thực hiện tốt công tác pháp chế của ngành giáo dục. Các đơn vị chức năng của hai Bộ đã có sự phối hợp, gắn kết và có hiệu quả trong  công tác chuyên môn, góp phần thực hiện tốt công tác pháp chế của ngành giáo dục.

Ghi nhận từ các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp tham gia tọa đàm cũng khẳng định: Trong năm 2020 đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của Bộ GD&ĐT ngày càng trưởng thành, được đánh giá là một trong các tổ chức pháp chế mạnh trong khối các Bộ, ngành. Chất lượng văn bản do Bộ GD&ĐT chủ trì soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền đã đảm bảo về chất lượng và tiến độ.

Đặc biệt, một số văn bản có nội dung phức tạp, có phạm vi ảnh hưởng lớn đã được đã được các đơn vị phối hợp tham mưu để cấp có thẩm quyền ban hành tạo hành lang pháp lý cho ngành  giáo dục hoạt động có hiệu quả. Các văn bản nợ đọng của Bộ GD&ĐT đã được ban hành, Bộ GD&ĐT không còn trong danh sách các đơn vị nợ đọng văn bản nhiều; đã ban hành và trình Chính phủ ban hành một số văn bản quan trọng…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại tọa đàm
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại tọa đàm

Nâng cao chất lượng phối hợp giữa 2 Bộ

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chúc mừng Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu và những cán bộ, viên chức đang hoạt động trong lĩnh vực pháp chế nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11/2020).

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cảm ơn sự hợp tác của lãnh đạo và các đơn vị chuyên môn của Bộ Tư pháp trong việc phối hợp để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT luôn coi công tác pháp chế là ưu tiên hàng đầu, được thực hiện nghiêm túc và triệt để nhất. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã đưa ra nhiều giải pháp chỉ đạo quyết liệt nhằm đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành các văn bản.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT lưu ý, trong thời gian tới, công tác rà soát, tinh giản các văn bản quy phạm pháp luật cần được thực hiện triệt để hơn nữa. Cùng với đó, công tác tuyền truyền phổ biến giáo dục pháp luật cần thực hiện rộng rãi, không chỉ đối với các cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên, giáo viên mà phải thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật ngay trong nội bộ Bộ GD&ĐT. Để mỗi cán bộ làm việc trong Bộ GD&ĐT phải là người đầu tiên nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến GD&ĐT.

Đối với các nhà trường và cơ sở giáo dục, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho rằng nên xây dựng cẩm nang về các quy định pháp luật liên quan đến GD&ĐT để cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường hiểu và nắm vững các quy định pháp luật, nhất là đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học sửa đổi…

Tổng kết tọa đảm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu thay mặt lãnh đạo Bộ Tư pháp cảm ơn Bộ GD&ĐT về sáng kiến tổ chức buổi tọa đàm, đồng thời coi đây là hoạt động thiết thực để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp ghi nhận, đánh giá cao công tác pháp chế của Bộ GD&ĐT năm vừa qua. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được tổ chức nề nếp và hiệu quả. Kiến thức pháp luật của HS, SV… được cải thiện và tiến bộ rõ rệt. Ý thức chấp hành pháp luật của HS, SV ngày càng nâng lên… Mong muốn những năm tiếp theo 2 Bộ sẽ tiếp tục hợp tác và phát huy ưu điểm và đạt được kết quả cao hơn nữa. 

Tọa đàm thu nhận nhiều ý kiến đóng góp quý báu.
Tọa đàm thu nhận nhiều ý kiến đóng góp quý báu.

Từ tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Chí  Hiếu đưa ra một số đề nghị: Cần tăng cường phối hợp hơn nữa giữa 2 Bộ; Sự phối hợp phải thực chất, hiệu quả, nhiều đổi mới; Bộ GD&ĐT tiếp tục coi công tác pháp chế là nhiệm vụ trọng tâm. Khi xây dựng văn bản pháp luật cần lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. 

Đẩy mạnh giáo dục pháp luật trong các nhà trường phổ thông, các trường không chuyên về luật; Nâng cao chất lượng GV, giảng viên các môn pháp luật trong các nhà trường phổ thông, ĐH; Có biện pháp kiểm soát chất lượng đào tạo cử nhân Luật của các cơ sở đào tạo.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cảm ơn sự phối hợp của Bộ Tư pháp và các đơn vị chức năng của 2 Bộ. Những ý kiến đóng góp của Bộ Tư pháp sẽ được Bộ GD&ĐT tiếp thu để cùng nhau hợp tác, tháo gỡ vướng mắc và làm tốt hơn nữa công tác pháp chế trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ