Bỏ chạy… - hơn cả tội ác

Bỏ chạy… - hơn cả tội ác

Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng không ai có thể cảm thông, đồng tình, sẻ chia. Bởi đó không chỉ là sự vô cảm, nhẫn tâm, trốn tránh trách nhiệm, mà còn hơn cả tội ác.

Mấy ngày nay, thông tin, hình ảnh về việc một cán bộ lãnh đạo của tỉnh Thái Bình có liên quan đến vụ gây tai nạn rồi bỏ chạy khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Và rồi, Tỉnh ủy Thái Bình đã có Văn bản số 2271 về việc tạm dừng công việc của ông Nguyễn Văn Điều - Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình để làm rõ thông tin ông này gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Ông Điều phải tạm dừng thực hiện nhiệm vụ đến ngày 25/5 để khắc phục hậu quả tai nạn giao thông.

Để làm rõ, nghĩa là chưa có kết luận. Nhưng thông tin về vụ tai nạn giao thông là điều có thật, hết sức thương tâm. Ấy là vào khoảng 18 giờ 10 phút ngày 8/5, trên đường Trần Thủ Độ (thành phố Thái Bình) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô mang biển kiểm soát Hà Nội và một người đi xe đạp. Vụ tai nạn khiến bà Phạm Thị N. (sinh năm 1957, trú tại tổ 10, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình) tử vong tại chỗ, người đi xe máy gần đó bị thương nặng. Sau khi gây tai nạn, xe ô tô tiếp tục lao đi và tông vào xe máy khác làm lái xe máy văng ra lề đường. Chưa dừng lại, tài xế ô tô còn bỏ chạy về phía Khu công nghiệp Phúc Khánh. Nhưng rồi, ô tô đã bị người dân đuổi kịp hô hoán, nhờ bảo vệ Khu công nghiệp Phúc Khánh đóng cổng ngăn chặn. Trên xe lúc đó chỉ có một người là lái xe, trên kính xe có thẻ ghi xe ra vào Tỉnh ủy Thái Bình…

Bỏ chạy sau khi gây tai nạn, đó là điều không ai có thể chấp nhận được. Dư luận phẫn nộ là dễ hiểu, dẫu kết luận cuối cùng chưa được đưa ra, bởi cơ quan chức năng đang làm rõ. Nhưng, chỉ riêng với việc gây tai nạn rồi bỏ chạy đã rất đáng lên án. Việc bỏ mặc nạn nhân, cố tình trốn tránh trách nhiệm đương nhiên sẽ bị xử lý. Theo Điểm c Khoản 2 Điều 202 Bộ luật Hình sự quy định 2 trường hợp phạm tội khác nhau nhưng có cùng một tính chất mức độ nguy hiểm đó là: Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm, hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.

Bất luận thế nào, việc gây tai nạn rồi bỏ chạy không chỉ là vi phạm pháp luật, mà còn thuộc về phạm trù đạo đức, nhân văn. Lẽ thường, chỉ nhìn thấy tai nạn thôi, nhiều người xa lạ đã xúm vào cứu giúp, không quản ngại bất cứ điều gì, bởi “cứu một người phúc đẳng hà xa”, cứu một người bằng xây bảy tòa tháp… Bởi, đó là điều giản dị, dĩ nhiên mà mỗi người Việt , trong lúc khó khăn, hoạn nạn luôn sẵn sàng ra tay hỗ trợ, cứu giúp đồng bào mình.

Ấy vậy mà có người còn bỏ chạy sau khi gây tai nạn giao thông, lại còn là cán bộ, quan chức. Nghĩ đến thế thôi, đã thấy rùng mình…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.