Biết bị phạt vẫn tung tin giả

Biết bị phạt vẫn tung tin giả

Tại sao con số rõ ràng như vậy lại phải thêm chữ “hơn”? Đơn giản, đó chỉ là những trường hợp cụ thể, chưa bao chứa hết số trường hợp đưa tin sai sự thật, số người bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thực tế là trong cơn hoang mang, âu lo về tình hình dịch bệnh, rất nhiều thông tin được đăng tải trên không gian mạng, trong đó có không ít thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bóp méo tình hình của các thế lực thù địch, phản động. Điều này dễ hiểu, bởi chúng chưa bao giờ từ bỏ rắp tâm chống phá.

Nhưng tại sao rất nhiều người dân Việt Nam, thậm chí những người nổi tiếng, những người có ảnh hưởng trong xã hội (KOL) dù biết là sẽ bị xử phạt nhưng vẫn đăng tin sai sự thật, chưa được kiểm chứng, thậm chí còn tự ý sáng tác, suy diễn, phỏng đoán về tình hình dịch bệnh khiến công chúng hoang mang?

Điều này cũng không khó lý giải, bởi thứ nhất là do trình độ, nhận thức hạn chế, không lường được các hậu quả to lớn xảy ra sau khi đăng tin. Thậm chí, trong lúc bốc đồng, không làm chủ được bản thân, không ít người vội vã, liều lĩnh viết vài dòng ngắn ngủi trên mạng xã hội để tạo sự chú ý, để câu like, câu view, để bản thân mình được “sáng nhất mạng hôm nay”, dẫu nhận không ít “gạch, đá”…

Thứ hai, thông tin về dịch bệnh luôn thu hút sự chú ý của nhiều người, bởi đó là vấn đề vừa thời sự, vừa thiết thân với từng cá nhân. Thế nên, phải là những thông tin mới, lạ, độc đáo thì mới dễ thu hút sự chú ý của công chúng.

Và không ít người, vì muốn “nổi tiếng”, muốn thu hút sự chú ý đã đăng những thông tin “độc” theo nghĩa đen thực sự. Kết quả thu về là rất nhiều người thích, bình luận, chia sẻ… và khi ấy, những người đăng tin giả (fake news) đạt được mục đích cá nhân thông qua việc kiếm tiền trên không gian mạng, bất chấp thông tin “độc” ấy gây hoang mang dư luận, sẽ bị xử phạt hành chính.

Bởi lẽ, mức phạt hành chính (từ 10 đến 20 triệu đồng) chưa đủ sức răn đe với nhiều người, nhất là khi số tiền họ kiếm được từ việc đăng tin giả lớn hơn số tiền bị phạt…

Thứ ba, con người vốn tò mò, thích hóng chuyện người khác, nhất là thông tin từ những quan chức, người nổi tiếng, người giàu có, người đang thu hút sự chú ý của công chúng. Thế nên, không ít người đã ra sức nhào nặn, đắp bồi, suy diễn, phỏng đoán rồi đưa ra những tin giả liên quan đến các đối tượng kể trên, nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng…

Nhiều người đã bị xử phạt, biết mình sẽ bị xử phạt nhưng vẫn tung tin giả, tin “độc” trên không gian mạng. Việc làm ấy thật đáng lên án, đáng xử phạt nặng hơn, thực sự đủ sức răn đe, đủ sức làm trong sạch môi trường thông tin hổ lốn, bát nháo như hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.