Biến mướp đắng thành “độc dược” chỉ vì không biết thông tin này

GD&TĐ - Tuy rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, mướp đắng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ.

Công dụng nổi tiếng nhất của mướp đắng là chữa bệnh tiểu đường.
Công dụng nổi tiếng nhất của mướp đắng là chữa bệnh tiểu đường.

1. Tác dụng tuyệt vời của mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là thực phẩm được sử dụng nhiều ở Ấn Độ và nhiều quốc gia Châu Á khác, trong đó có Việt Nam.

Loại quả có vị đắng này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất và vitamin B1, B2, B3 và C, phốt pho và các chất xơ. 

Công dụng nổi tiếng nhất của mướp đắng chính là điều trị bệnh tiểu đường vì nhờ chứa một hợp chất hóa học được so sánh với insulin, được gọi là p insulin.

Ngoài ra, loại quả này còn chứa saponin steroid gọi là charantin, peptide được so sánh với các peptide và ancaloit giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu được sử dụng thường xuyên, mướp đắng sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Mướp đắng cũng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giúp tiết dịch dạ dày, đồng thời có lợi trong việc kích thích gan tiết dịch mật, rất tốt cho việc phân hóa chất béo.

Ngoài ra loại quả này còn rất tốt cho nhu động ruột và hấp thụ trong ruột, vì thế rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các rối loạn dạ dày.

Uống nước ép mướp đắng cũng giúp điều trị táo bón do thói quen ăn uống và cách ăn uống không lành mạnh gây ra.

Mướp đắng còn được sử dụng để giải quyết các vấn đề kinh nguyệt ở phụ nữ. Sử dụng mướp đắng thường xuyên giúp kinh nguyệt đều hơn.

Ngoài ra mướp đắng còn được sử dụng trong điều trị loét, eczema, bệnh phong và những vết thương lớn.

Một công dụng đáng khác không thể không nhắc tới của mướp đắng là chữa bệnh cao huyết áp, bệnh sốt rét, sốt và đau đầu.

Mướp đắng cũng cho thấy kết quả tuyệt vời trong việc trị giun và các ký sinh trùng ở người lớn và trẻ em, phòng chống lại nhiều loại virus, herpes và HIV rất hiệu quả.

2. Những người không nên ăn mướp đắng

Tuy sở hữu một danh sách tác dụng “kể mãi không hết”, mướp đắng cũng có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, mọi người nên lưu ý khi sử dụng.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Theo trang tin WebMD, mướp đắng có thể khiến tình trạng buồn nôn, nôn khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, thực phẩm này còn gây co thắt tử cung, chảy máu và dẫn đến sinh non hoặc sẩy thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn vì sẽ truyền một số thành phần không tốt vào cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ.

Bệnh nhân tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên trong quá trình uống nước ép mướp đắng vì nó có thể gây lượng đường trong máu giảm xuống rất thấp và gây hại cho tim.

Người sắp phẫu thuật: Những người đang trong thời gian phẫu thuật không nên tiêu thụ mướp đắng trong vòng 2 tuần kể từ ngày phẫu thuật vì nó có thể can thiệp vào quá trình kiểm soát lượng đường trong máu.

Những người thiếu men G6PD: Đây là men giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Vì vậy, người thiếu men G6PD không nên dùng mướp đắng vì sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, sốt, nhức đầu, đau bụng và hôn mê.

Theo Trí Thức Trẻ/soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ