Biến chứng kinh hoàng xương cá sắc nhọn mắc trong phế quản bệnh nhân suốt 3 tháng

GD&TĐ - Các bác sĩ khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh gắp thành công mảnh xương cá sắc nhọn nằm sâu trong phế quản của nam bệnh nhân 56 tuổi hơn 3 tháng gây viêm mủ, nhiễm trùng nặng.

Xương cá trong phế quản gây nhiễm trùng nặng.
Xương cá trong phế quản gây nhiễm trùng nặng.

Xương cá gây nhiễm trùng nặng

Bệnh nhân Bùi Công T. (56 tuổi) trú tại phường Hà Trung, TP Hạ Long cho biết: Cách đây khoảng 3 tháng, trong một lần ăn cá tôi đã bị  hóc xương cá vướng cổ họng. Sau nhiều lần ho khạc xương không ra tôi đi khám và thực hiện nội soi tai mũi họng, nhưng không thấy nên tôi nghĩ rằng mảnh xương đã tự trôi xuống dạ dày.

Thời gian sau đó, bệnh nhân xuất hiện cơn ho dữ dội kéo dài, tức ngực, khó thở, đi khám tại bệnh viện tuyến trung ương được chụp phim lồng ngực nhưng không phát hiện dị vật.

Sau đó, bệnh nhân được nội soi dạ dày tại bệnh viện trung ương được chẩn đoán viêm dạ dày trào ngược, kê đơn thuốc uống tại nhà, tuy nhiên tình trạng không thuyên giảm. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để tiếp tục điều trị.

Sau khi khai thác bệnh sử, ghi nhận các triệu chứng của bệnh nhân kèm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính nghi ngờ có dị vật đường thở nên các bác sĩ đã quyết định thực hiện nội soi phế quản ống mềm gây mê.

Kíp nội soi và gây mê do các bác sĩ khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiến hành nội soi phế quản kiểm tra, phát hiện dị vật là một mảnh xương cá cứng, kích thước khá lớn nằm sâu dưới phế quản gốc phải đã bị viêm mủ, sưng tấy xung quanh gây bít tắc gần hoàn toàn phế quản gốc phải.

Kíp nội soi đã dùng kẹp gắp thành công dị vật ra ngoài. Hiện tại, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục kết hợp sử dụng thuốc điều trị.

Cảnh giác học dị vật

Xương cá được gắp ra.
Xương cá được gắp ra.

Ths.Bs Nguyễn Thành Định – Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Trường hợp ông T. bị mảnh xương cá kích thước khá lớn lọt sâu trong lòng phế quản gốc phải ba tháng làm phổi phải của bệnh nhân phù nề, viêm nhiễm và chảy mủ xung quanh dị vật.

Do không được phát hiện kịp thời nên mảnh xương đã gây ra nhiều biến chứng phức tạp, khiến việc tìm nguyên nhân và chẩn đoán càng khó khăn. Nhờ quá trình khai thác bệnh sử và khám lâm sàng kỹ lưỡng nên chúng tôi đã phát hiện dị vật trong phế quản và gắp ra nhanh chóng.

Nếu dị vật tiếp tục ở đó sẽ làm tình trạng sức khoẻ người bệnh ngày càng xấu đi, gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, cản trở sự thông khí, nặng hơn có thể xuất hiện áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, giãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngày...

Việc gắp bỏ dị vật giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp triệt để và ngăn ngừa các đợt nhiễm trùng tái phát”.

Thông thường khi bị hóc dị vật đa số mọi người thường cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy ra, tuy nhiên những điều nay sẽ làm cho tình trạng càng xấu hơn, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào những vị trí nguy hiểm.

Nếu phát hiện có dị vật mắc trong cơ thể, không chỉ nghi ngờ dị vật ở đường ăn mà còn có thể rơi vào đường thở với nhiều nguy hiểm hơn, nếu lớn có thể bít cả đường thở gây suy hô hấp, thậm chí tử vong. Vì vậy, người bệnh cần để ý và cung cấp đầy đủ thông tin cho để bác sĩ nắm bắt các khả năng có thể xảy ra và đưa ra hướng chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa bác sĩ khoa Hô hấp - Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khuyến cáo: Trong khi ăn uống mọi người không nên ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói hay cười đùa, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ.

Cần tập trung ăn uống, nhai kỹ để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường ăn, đường thở. Khi không may hóc kèm những biểu hiện bất thường như: Khó thở, ho nhiều, tức ngực cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Đặc biệt, khi bệnh nhân có hội chứng xâm nhập, ho nhiều, viêm đường hô hấp tái phát không đỡ phải đến cơ sở chuyên khoa sâu về hô hấp để tìm ra nguyên nhân chính xác, điều trị tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra về sau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chuyến đi nghìn tỷ USD

GD&TĐ - Chuyến công du Trung Đông kéo dài 3 ngày từ 13 - 15/5, dường như quan điểm xuyên suốt của ông Donald Trump là 'kinh doanh trước ngoại giao sau'...

Hội thi tìm hiểu về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá dành cho học sinh THCS năm học 2024 - 2025 do Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên phối hợp với các đơn vị tổ chức.

Vì môi trường học đường an toàn

GD&TĐ - Ở tỉnh Thái Nguyên, các cơ sở giáo dục đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng thuốc lá, thuốc lá điện tử xâm nhập.

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky phát biểu với giới truyền thông sau cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, tại Ankara, ngày 15/5/2025.

Kết quả sau cuộc hội đàm hòa bình

GD&TĐ -Tổng thống Ukraine đã loại trừ khả năng nhượng bộ lãnh thổ cho Nga sau cuộc hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Ankara hôm 15/5.