Bí thư tỉnh ủy Nghệ An: Tập trung mọi nguồn lực cho giáo dục

GD&TĐ - Bố trí, sắp xếp lại, mạng lưới trường lớp, thay đổi tư duy giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp... là những nội dung trọng tâm được đưa ra bàn luận tại buổi làm việc giữa Bí Thư tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An.

Bí thư tỉnh ủy Nghệ An: Tập trung mọi nguồn lực cho giáo dục
Bí thư tỉnh ủy Nghệ An: Tập trung mọi nguồn lực cho giáo dục  ảnh 1Bí thư tỉnh ủy Nghệ An: Tập trung mọi nguồn lực cho giáo dục  ảnh 2Bí thư tỉnh ủy Nghệ An: Tập trung mọi nguồn lực cho giáo dục  ảnh 3

Chiều 7/7, Bí thư tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT Nghệ An nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện về giáo dục và đào tạo của Nghệ An giai đoạn 2013 – 2017 và phương hướng hoạt động trong giai đoạn 2017 - 2020.

Nhiều vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục

Trong ba năm qua, công tác giáo dục của tỉnh đạt nhiều kết quả nổi bật. Đến nay, toàn tỉnh có 995 trường đạt chuẩn QG, đạt tỷ lệ 65%, tăng 12,5% so với năm 2013. Cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, nhất là các huyện miền núi, vùng sâu. Đặc biệt, về chất lượng giáo dục, Nghệ An luôn là tỉnh giữ vững thành tích tốp dẫn đầu cả nước về chất lượng học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế. Công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT đã đạt được hiệu quả tốt.

Tại buổi làm việc, Bí Thư tỉnh ủy Nguyễn Đắc Vinh đánh giá cao những nỗ lực của ngành giáo dục trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành giáo dục đã cố gắng duy trì chất lượng giáo dục, tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng, miền.

Tuy nhiên, Bí thư Nguyễn Đắc Vinh cũng đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều bài toán mà Sở phải tham gia giải quyết trong nhiệm vụ chính trị chung của toàn ngành là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Trong đó, có những vấn đề nổi cộm là giải quyết dôi dư giáo viên, bố trí sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp. Về việc tuyển dụng giáo viên, ngành giáo dục phải xem xét cụ thể, tránh tiêu cực và tìm ra nhiều phương án nâng chuẩn để tuyển được giáo viên có chất lượng.

Quá trình thực hiện, Nghệ An phải bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên đều và hợp lý và lưu ý đến vấn đề tổng biên chế vì hiện tại không còn biên chế cho ngành giáo dục.

Trong bổ nhiệm hiệu trưởng cần phải tăng chuẩn để nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và có sức lan tỏa.

Tại cuộc họp này, đồng chí cũng cho ý kiến về các vấn đề như “Xây dựng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu giai đoạn 2010 – 2015 và những năm tiếp theo”, triển khai Cuộc thi khoa học kỹ thuật toàn quốc dành cho học sinh trung học…

Với các đề xuất kiến nghị từ phía Sở Giáo dục và Đào tạo, đồng chí ghi nhận và sẽ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Thay đổi tư duy

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đưa ra nhiều ý kiến về vấn đề triển khai mô hình mới trong giáo dục. Thực tế, khi một mô hình đưa ra thí điểm, khó tránh khỏi một số bất cập trong quá trình triển khai. Vì vậy, áp dụng các mô hình mới cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận, hạn chế sự rủi ro, bởi đối tượng hướng tới của mình là con người, không thể “sai rồi làm lại” được.

Cần tâm huyết và đánh giá để phát hiện ra những sự thật khi thực hiện và sau đó điều chỉnh, kiên trì làm để có kết quả tốt.

Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành giáo dục. Đối với ngành giáo dục, môi trường giáo dục là quan trọng nhất. Môi trường lành mạnh, trong sáng, thầy cô chuẩn mực có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển, hình thành nhân cách và trí tuệ của học trò. Sở cần chú ý điều này, vì đây là “vai” của mình, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề dôi dư giáo viên, tại cuộc họp ông Đậu Văn Thanh – Giám đốc Sở Nội vụ - cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh có 47.513 giáo viên và nếu tỉnh tính số giáo viên tối đa/lớp thì toàn tỉnh đang thừa khoảng 1400 giáo viên. Thực hiện biên giảm tinh chế, từ nay đến 2021 tỉnh phải giảm 10% số giáo viên đang có và không được tuyển thêm giáo viên mới.

Hiện trước nhu cầu tăng trưởng “nóng” của bậc mầm non, Sở cũng đang xin tỉnh cho phép cơ chế hợp đồng giáo viên theo hình thức thời vụ có sự quản lý giám sát chặt chẽ vì trong thực tế bậc giáo dục mầm non đang cần đến vài nghìn giáo viên trong năm nay và vài năm tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường Tiểu học Ngô Quyền lúc tan học. Ảnh: Trúc Hân

Mô hình hiệu quả về an toàn giao thông

GD&TĐ - Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” được các trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum triển khai những năm qua đã nâng cao ý thức cho cả HS và phụ huynh.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh tư liệu

Nghe Trịnh để yêu ngày tới...

GD&TĐ - Những cô gái trong nhạc Trịnh luôn đẹp nhưng không thể chạm, tưởng như trước mắt mà thật xa xôi, nhìn thấy mà vời vợi biết mấy.