Vấp ngã hay va chạm cùng với sự xuất hiện của các vết bầm tím trên cơ thể là điều thường xảy ra trong giai đoạn thơ ấu của trẻ. Điều đó có nghĩa là trẻ đang vận động, vui chơi và dần học được cách để điều khiển các giác quan trên cơ thể mình. Nhưng đây có thể là một giai đoạn khó khăn đối với các bậc cha mẹ khi phải chứng kiến điều đó.
Tuy nhiên, theo bài chia sẻ của Geoffrey Redick trên trang LifeHacker Offspring, lúc này phản ứng của bậc cha mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến trẻ, đó là lý do tại sao bạn cần áp dụng bí quyết dạy trẻ giữ được sự bình tĩnh và lý trí, mặc dù chính bản thân bạn đang cảm thấy rất lo lắng.
Trong bài viết, Redik đã đưa ra một số lời khuyên về cách hành động cụ thể để giúp bạn và trẻ có thể vượt qua chuyện đó dễ dàng.
1. Đừng vội vàng phản ứng lại
Cần rất nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát bản thân để không thể hiện ra sự lo lắng khi trẻ không may bị thương, nhưng đây lại là chính xác những gì bạn cần phải làm.
Khi bạn đánh giá tình hình không có vấn đề nghiêm trọng gì xảy ra, thì việc không nên phản ứng lại là khá phù hợp. Vì có thể việc bạn phản ứng lại sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy bối rối và sợ hãi hơn.
Khi trẻ chơi hãy chú ý tới trẻ hơn |
Với trẻ bị ngã hay va chạm, cha mẹ nên nói những lời động viên và hãy ôm trẻ thật chặt, việc ôm trẻ đem lại rất nhiều ích lợi, trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn, nhẹ nhàng hơn trong vòng tay của bạn và đồng thời cũng sẽ không nhìn thấy sự lo lắng trên khuôn mặt của bạn.
2. Hãy chuẩn bị thật chu đáo
Bộ sơ cứu là một thứ mà bạn phải mang theo người bất cứ khi nào bạn phải đi xa nhà. Với băng gạc y tế, thuốc mỡ kháng sinh, túi chườm lạnh, thuốc giảm đau và một số găng tay dùng một lần, bạn sẽ luôn sẵn sàng cho bất kỳ một sự cố nào xảy ra với lũ trẻ.
Là mẹ của những đứa trẻ hiếu động thường xuyên bị thương do các va chạm, bạn nên mang theo thêm một số đồ chơi hay thứ gì có thể cho trẻ tiêu khiển, có thể là trái cây, kẹo hoặc quyển sách mà trẻ yêu thích. Nó sẽ trở nên hữu dụng khi hướng sự chú ý của trẻ đến các vật khác trong khi bạn xử lý các vết thương.
3. Chú ý đến hoạt động của trẻ
Tôi rất vui khi thấy Redick đề cập đến điều này. “Giờ chơi của con là thời gian dành cho Facebook của cha mẹ” Redick viết câu này với một sự mỉa mai, nếu quả thật mắt bạn cứ “dán” vào chiếc điện thoại, bạn sẽ bỏ lỡ việc biết được tình huống làm con bạn khóc thét lên với một cái đầu gối bị rớm máu.
Tình huống sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn luôn lặp đi lặp lại câu hỏi “Chuyện gì đã xảy ra? Chuyện gì đã xảy ra?” thay vì nhanh chóng xử lý tình huống khi mà bạn đã quan sát được, vô hình bạn sẽ làm cho đứa trẻ cảm thấy khó chịu hơn.
Vì vậy, hãy chú ý đến hoạt động của trẻ nhiều hơn để luôn trong trạng thái sẵn sàng khi bất ngờ có thương tích xảy ra.
4. Bớt lo lắng
Redick viết: “Hãy đi giày trượt cho trẻ và dẫn chúng tới công viên, làm một cầu trượt đơn giản và đẩy trẻ trượt xuống một cách nhẹ nhàng. Tôi vẫn thường làm điều này … Những gì mà bạn đang làm là dạy đứa trẻ cảm thấy như đang bị ngã, trải nghiệm một chút về đau đớn và rồi hãy bỏ qua nó, đứng dậy, phủi bụi và tiếp tục tham gia vào trò chơi”.
Đừng quá lo lắng, hãy để trẻ được tự mình trải nghiệm mọi thứ |
Dạy trẻ làm thế nào để đối phó một cách bình tĩnh và hiểu biết với các vết thương hay vết bầm tím của chính bản thân mình, sẽ giúp trẻ tích lũy những kinh nghiệm quý báu để đối phó với những khó khăn sau này gặp phải trong cuộc đời.
Nó sẽ tạo nên tính cách kiên cường mà cha mẹ đang cố gắng để xây dựng nơi trẻ. Vì vậy, từ giờ trở đi khi trẻ có va chạm hay vấp ngã thì đừng vội lo lắng hay hoảng sợ.
Hãy hít một hơi thật sâu, lấy bộ sơ cứu và tiến đến bên trẻ, và bạn nên coi việc này như là công việc bình thường của các bậc cha mẹ khi chăm sóc đứa con của mình.
Hy vọng rằng, việc áp dụng bí quyết dạy trẻ giữ được sự bình tĩnhđược chia sẻ ở trên sẽ phần nào làm yên tâm các bậc cha mẹ có con thường hay bị các vết thương do đùa nghịch hỏi thăm.