Bí mật về những động vật biết đi trên nước

Thằn lằn Basilisk, nhện hay tắc kè lùn Brazil có thể di chuyển và chạy trên mặt nước nhờ một số đặc điểm tiến hóa của cơ thể bao gồm lớp lông, lớp da không thấm nước.

Bí mật về những động vật biết đi trên nước

1. Thằn lằn Basilisk

1-1575-1403511379.jpg

Thằn lằn Basilisk là loài bò sát được tìm thấy ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. Chúng còn có tên gọi khác là thằn lằn chúa Jesus vì có khả năng chạy trên mặt nước. Khi bị đe dọa, thằn lằn thường giang chân sau, thu gọn chân trước và phóng nhanh trên mặt nước. Những con nhỏ hơn và có trọng lượng nhẹ hơn có thể chạy xa hơn. Để giữ cân bằng và duy trì trạng thái thẳng đứng khi chạy trên mặt nước, chúng tự sinh ra một lực ngang đủ lớn để nâng đỡ trọng lượng cơ thể và giữ thân mình thẳng.

2. Rệp nước

2-8759-1403511379.jpg

Theo các nhà nghiên cứu, hiện có khoảng 340 loài rệp nước sống trong môi trường tự nhiên. Đây là loài côn trùng sống gần như hoàn toàn trên bề mặt nước. Khi đặt chân xuống nước, chúng tạo ra các vết lõm trên bề mặt, sức căng của mặt nước đẩy chúng về phía trước. Sải chân giúp chúng trượt trên mặt nước bằng chuyển động lướt nhanh cặp chân về phía sau, tạo xoáy nước bên dưới bề mặt nước và đẩy chúng về phía trước, giống chuyển động của thuyền có mái chèo. Lớp lông giống sáp ở chân là đặc điểm giúp chúng không thấm nước.

3. Nhện

3-9962-1403511379.jpg

Nhện ăn cá là loài nhện tương đối lớn, thường sống ở Bắc Mỹ. Chúng thường có xu hướng cu trú bên rìa sông hồ, nơi có nhiều nguồn thức ăn như côn trùng, cá hay ếch nhỏ, nòng nọc. Loài nhện này săn mồi bằng cách phát hiện tiếng rung trên mặt nước khi con mồi di chuyển. Theo các nhà nghiên cứu, chân của nhện được bao phủ bởi một lớp lông không thấm nước, giúp chúng có thể di chuyển được trên mặt nước. Tận dụng sức gió và tính trơn trượt của mặt nước, các loài thuộc lớp nhện còn có thể lướt trên mặt nước.

4. Chim lặn

4-5854-1403511379.jpg

Chim lặn thuộc họ chim nước Bắc Mỹ, có phần lớn thời gian sống trong môi trường nước. Loài chim này có đôi cánh ngắn, cặp chân khỏe và ở vị trí cách xa so với phần cơ thể. Đặc điểm này khiến chúng lóng ngóng và vụng về nếu sống trên mặt đất. Chân chim không có màng giống chân vịt, nhưng có dạng thùy, các ngón chân phẳng như mái chèo giúp chúng dễ dàng thích nghi với môi trường sống.

5. Tắc kè lùn Brazil

46537118-bb190691lifereptiles-8925-14035

Tắc kè lùn Brazil có chiều dài cơ thể chỉ khoảng 4 cm. Với bất lợi về kích thước, loài tắc kè này có thể bị chìm thậm chí ở những vùng đầm lầy nhỏ. Tuy nhiên, lớp da không thấm nước có thể giúp chúng di chuyển trên bề mặt nước và tồn tại trong môi trường tự nhiên.

Theo vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ