Bí ẩn ngôi làng gần một thế kỷ không có muỗi ở Trung Quốc

GD&TĐ - Mặc dù hầu như được bao phủ bao quanh bởi thảm thực vật và những tán cây tươi tốt... ngôi làng được cho là không có bất kỳ con muỗi nào tồn tại trong gần một thế kỷ qua.

Được bao quanh bởi thảm thực vật tươi tốt và điểm xuyết là những ao hồ chứa nước, ngôi làng Ding Wuling của Trung Quốc đáng ra phải có rất nhiều muỗi, đặc biệt là vào mùa hè. Tuy nhiên, những kẻ "hút máu nhỏ bé" được cho là đã không được tìm thấy ở đây trong gần một thế kỷ qua.

Bí ẩn ngôi làng gần một thế kỷ không có muỗi ở Trung Quốc ảnh 1

Nằm trên những ngọn đồi ở tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, với độ cao 700 mét so với mực nước biển, ngôi làng Ding Wuling là nơi sinh sống của dân tộc thiểu số Hakka, một dân tộc có lịch sử và văn hóa rất phong phú, được minh chứng bằng kiến ​​trúc độc đáo của những ngôi nhà bằng đá của họ.

Nhưng trong những năm gần đây, văn hóa và kiến ​​trúc của ngôi làng đẹp như tranh vẽ này đã bị lu mờ bởi một bí ẩn được truyền thông chia sẻ - đó sự vắng mặt của những con muỗi.

Mặc dù hầu như được bao phủ bao quanh bởi thảm thực vật và những tán cây tươi tốt... ngôi làng được cho là không có bất kỳ con muỗi nào tồn tại trong gần một thế kỷ qua.

Không rõ liệu các nhà khoa học đã bao giờ thực hiện một cuộc điều tra để tìm hiểu tận cùng bí ẩn này hay chưa, nhưng hầu hết người dân ở Ding Wuling tin rằng, nó có liên quan đến hòn đá hình con cóc mà một số người thờ cúng bên ngoài ngôi làng. Họ tin rằng đó là đại diện của “cóc thần” giữ cho muỗi không xuất hiện ở đây.

Một cách giải thích phổ biến khác là do người dân địa phương có thói quen thu gom rác và chôn trên sườn đồi gần làng, điều mà một số người tin rằng sẽ khiến muỗi không phát triển được.

Bí ẩn ngôi làng gần một thế kỷ không có muỗi ở Trung Quốc ảnh 2

Vào năm 2016, khi tờ  People’s Daily của Trung Quốc đưa tin về bí ẩn của ngôi làng không có muỗi này, người dân địa phương nói rằng họ hy vọng rằng các chuyên gia có thể sớm đưa ra câu trả lời xác đáng cho bí ẩn đã đưa Ding Wuling lên bản đồ du lịch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.