Nằm nép mình trong cánh rừng sâu cách huyện Vĩnh An, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, chừng 100 km, một khu nhà cổ đã tồn tại ở đó suốt hàng trăm năm nay.
Được biết, công trình xây dựng vào năm Quang Tự thứ 11 của triều nhà Thanh, trải qua nhiều biến cố lịch sử và thời gian nhưng vẫn kiên cố cho tới ngày nay.
Tổng thể, khu nhà cổ có 2 tầng với tổng cộng 360 phòng. Số lượng phòng nhiều như vậy nên nếu mỗi ngày ở một phòng, mỗi người sẽ mất gần 1 năm để ở hết khu này.
Phía trước nhà cổ An Trinh là một khoảnh đất rộng chừng 1.200 m2 được sử dụng làm thao trường, có thể chứa khoảng 1.000 người cùng lúc. Xung quanh đó đều là đồng ruộng.
Bởi vậy, dưới nền của khu nhà, người ta phát hiện thấy lượng lớn gỗ tùng được sử dụng với tổng cộng 18 lớp. Cuối cùng, đất và đá được đổ phía trên. Bởi vậy, dù xây trên bề mặt đầm lầy, nhưng khu nhà cổ vẫn tồn tại vững chắc suốt cả thế kỷ qua.
Một điều kỳ lạ khác đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải, đó là khu nhà đã không có người ở hơn 100 năm nay, nhưng tất cả các phòng đều không thấy xuất hiện mạng nhện hay dấu vết tồn tại của loài côn trùng này.
Có ý kiến cho rằng, do thiết kế các bức tường của khu nhà làm từ loại đá đặc biệt khiến loài nhện không thể giăng lưới như những căn nhà bình thường khác.
Ngắm thêm một số góc nhìn khác của khu nhà cổ trên đầm lầy: