Bhutan, quốc gia bình tĩnh sống giữa đại dịch virus corona

Bhutan, quốc gia bình tĩnh sống giữa đại dịch virus corona

Tôi đã đến vùng Himalayas 5 lần nhưng đây là lần đầu tiên đến Bhutan. Nằm giữa khu vực nổi tiếng với địa hình và thời tiết khắc nghiệt nhưng đất nước Rồng Sấm lại bình dị và êm đềm. Ngay cả khi thế giới đang hoang mang giữa đại dịch virus corona, người dân nước này vẫn ung dung sống an yên.      

Khoảng 2/3 dân số Bhutan theo Phật giáo. Đạo Phật là quốc giáo của đất nước này. Người Bhutan sùng đạo. Họ tin vào luật nhân quả. Vì vậy, cả quốc gia không giết mổ động vật. Họ ăn chay mỗi ngày và trồng cây mọi nơi. Luật pháp cấm mọi người hút thuốc lá và phá rừng.      

Sự bình yên ở nơi này khiến tôi tin vào lời ông Tshering Tobgay từng nói khi còn là thủ tướng Bhutan: "Chúng tôi không theo đuổi GDP. Chúng tôi theo đuổi GNH (tổng hạnh phúc quốc gia)". 

Với địa hình chủ yếu là đồi núi, đường ở Bhutan đa phần hẹp và ngoằn nghoèo. Cả nước không có trạm thu phí, cũng chẳng có đèn giao thông. Quốc lộ không có đèn đường. Tuy nhiên, người dân vẫn rất ý thức và tham gia giao thông theo trật tự.          

Thời điểm đẹp nhất để đến đây là khoảng tháng 4 hàng năm, khi các loài hoa táo, mơ và đỗ quyên bung nở khắp những sườn đồi. Trong chuyến đi, bạn cũng có thể ghé thăm các tu viện, gặp những vị cao tăng và nghe giảng về hạnh phúc.          

Như cơ duyên của tôi với Rinpoche Norbu Gyeltsen, người đứng đầu Học viện Phật giáo Bhutan tại Paro. Bài học của ông dạy: "Chúng ta là những người hạnh phúc và nên hài lòng vì điều đó. Sự khoan dung và thái độ tích cực sẽ quyết định số phận của mỗi người. Nếu bạn muốn người khác và bản thân mình được hạnh phúc, hãy học cách thấu hiểu".      

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia đại lễ cầu an, lễ giăng cờ Lungta theo nghi thức của Phật giáo Mật Tông.      

Một số điểm đến tiêu biểu ở đất nước Rồng Sấm có thể kể đến là tu viện Tiger's nest, cố đô Punakha, cung điện Punakha Dzong, tu viện Chimi Lhakhang và tượng Phật lớn Dordenma. 

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.