Bếp ăn '0 đồng' phục vụ sĩ tử mùa thi

GD&TĐ - Kết thúc mỗi buổi ôn đầy áp lực, học sinh Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên) lại được tiếp sức với phần cơm ấm áp tình người…

Học sinh Trường THPT Phan Đình Giót hạnh phúc với bữa ăn "0 đồng".
Học sinh Trường THPT Phan Đình Giót hạnh phúc với bữa ăn "0 đồng".

Bếp ăn "đỏ lửa" sớm tối

Sớm mỗi ngày, khi hàng chục học sinh lớp 12, Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên) còn ngon giấc thì khu bếp ăn nội trú đã bắt đầu nhộn nhịp. Chị Hoài Nguyễn (Hà Nội) - Trưởng nhóm "Nuôi em - Hoài Nguyễn" cùng các tình nguyện viên tất bật chuẩn bị bữa sáng cho các sĩ tử.

Bữa ăn nhẹ được chuẩn bị sẵn, với các món nhanh, gọn, nhưng đủ chất, như: Xôi giò (ruốc); bánh mỳ, xúc xích… kèm sữa tươi và hoa quả. 7 giờ, khi học sinh đã ấm bụng lên lớp, các tình nguyện viên “bắt tay” vào chuẩn bị bữa trưa.

Mỗi khâu chế biến đều được “phân vai” rõ ràng, người vo gạo nấu cơm, người nhặt rau, gọt củ quả, không ai ngơi tay. Gần 1 tháng nay, mỗi ngày đều đặn 4 bữa (sáng, trưa, tối, đêm), khu bếp nội trú luôn nhộn nhịp, tất bật. Hôm nào ít sẽ có khoảng 5 người tham gia công tác phục vụ. Nhiều hôm có tới hàng chục người.

Giáo viên, phụ huynh tham gia nấu ăn miễn phí cho học sinh.

Giáo viên, phụ huynh tham gia nấu ăn miễn phí cho học sinh.

Các thành viên trong nhóm được phân công quán xuyến bếp núc, đi chợ, cân đối thực đơn mỗi bữa. Để có những suất ăn ngon, đảm bảo, thực phẩm đều được cô mua mới mỗi ngày dựa trên thực đơn do tập thể lên kịch bản và thống nhất từ trước.

Còn theo cô Nguyễn Thị Mai, thành viên nhóm Nuôi em chia sẻ, đây là bữa ăn miễn phí phục vụ học sinh nhà trường trong thời gian ôn thi nên nhân lực tham gia chế biến cũng đều trên tinh thần tự nguyện. Trong đó, có sự tham gia của cả giáo viên, phụ huynh và học sinh khối 10, 11 của trường.

Học sinh lớp 12, Trường THPT Phan Đình Giót tập trung ôn luyện.Học sinh lớp 12, Trường THPT Phan Đình Giót tập trung ôn luyện.Học sinh lớp 12, Trường THPT Phan Đình Giót tập trung ôn luyện.Học sinh lớp 12, Trường THPT Phan Đình Giót tập trung ôn luyện.

Học sinh lớp 12, Trường THPT Phan Đình Giót tập trung ôn luyện.

Cho rằng đây là hoạt động hết sức ý nghĩa nên em Phạm Ngọc Ánh, lớp 11B6 đăng ký tham gia từ những ngày đầu. Nhà cách xa trường gần 10km nên mỗi lần tham gia, Ánh đều phải dậy sớm để 7 giờ kịp có mặt. Vì bếp đã bố trí người đứng nấu chính nên em và các bạn thường chỉ hỗ trợ nhặt, rửa rau, củ, quả; dọn dẹp, vệ sinh bát, đũa…

“Nghỉ hè rồi nên thời gian rảnh rỗi của em nhiều. Khi tham gia hỗ trợ nấu ăn cho các anh chị lớp 12 ôn thi em thấy thời gian của mình có ý nghĩa hơn. Mặc dù không đóng góp được nhiều, nhưng em hy vọng phần công sức nhỏ bé ấy sẽ giúp các anh chị có những bữa ăn ngon, đảm bảo sức khỏe cho giai đoạn quan trọng”, Ánh bộc bạch.

Ấm lòng sĩ tử

Nguyên là Trưởng ban đại diện phụ huynh của trường nên cô Mai thấu hiểu khó khăn của học sinh lớp 12 trong giai đoạn ôn thi. Cô tâm sự: Mặc dù đóng chân trên địa bàn thuận lợi, song học sinh ở đây lại đa phần là con em đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc các khu vực khó khăn.

“Giai đoạn ôn thi nhiều cháu phải ở tập trung tại trường. Tuy nhiên, chế độ nhà nước không còn nên việc lo từng bữa ăn cũng trở thành áp lực với gia đình các cháu”, cô Mai giãi bày.

Chia sẻ với những khó khăn này, chị Hoài Nguyễn đã đồng hành hỗ trợ các em. Với nguồn kinh phí hỗ trợ của các mạnh thường quân do nhóm Nuôi em kêu gọi, bữa cơm đầu tiên dành cho 75 học sinh nội trú nhà trường được khởi động từ 1/6.

“"Nuôi em - Hoài Nguyễn" cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ cho toàn bộ học sinh 12 ở nội trú đến khi kết thúc ngày thi cuối cùng. Mỗi ngày bao gồm 4 bữa (sáng, trưa, tối, đêm), với kinh phí khoảng từ 70 - 80.000 đồng/ngày. Mức hỗ trợ này cao hơn so với chế độ trong năm học của các em. Vì thế chất lượng bữa ăn cũng đảm bảo hơn”, cô Mai cho hay.

Còn theo cô giáo Nguyễn Thị Tuế, quản lý khu nội trú cho biết: Ban đầu, bếp ăn chỉ phục vụ 75 học sinh lớp 12 ở nội trú. Nhưng chỉ sau 1 ngày có hoạt động phục vụ bữa ăn miễn phí đã có thêm nhiều em xin đăng ký vào nội trú. Cho đến nay, mỗi bữa bếp ăn phục vụ 81 suất cơm miễn phí.

“Ở tập trung thì việc ôn luyện của các em đảm bảo hơn. Nhà trường cũng dễ quản lý. Tuy nhiên, kéo theo đó là kinh phí và công tác phục vụ bữa ăn cho các em cũng gia tăng. Nhà trường rất may mắn khi nhà tài trợ vẫn cam kết sẽ tiếp tục duy trì hỗ trợ toàn bộ học sinh về ở nội trú cho đến khi thi xong”, cô Tuế tâm sự.

Cô Lê Thị Thu Hà, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Ngoài khoản hỗ trợ chính từ nhóm Nuôi em của bạn Hoài Nguyễn thì với ý nghĩa của hoạt động này, nhiều phụ huynh, giáo viên cũng tham gia đóng góp thêm rau, củ,… Sự đồng hành đó đã giúp học sinh nhà trường có bữa cơm tươm tất, ngon miệng hơn sau những giờ học mệt nhọc. Đây là việc làm vừa thể hiện sự san sẻ, gánh vác cùng nhà trường. Song đồng thời là động lực rất lớn để học sinh yên tâm tập trung ôn thi và đạt kết quả tốt”.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại Bếp ăn '0 đồng' Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên).

Cô Nguyễn Thị Mai tiếp nhận rau xanh do giáo viên nhà trường đóng góp.

Cô Nguyễn Thị Mai tiếp nhận rau xanh do giáo viên nhà trường đóng góp.

Bếp '0 đồng' luôn tất bật từ 7 giờ sáng đến đêm.

Bếp '0 đồng' luôn tất bật từ 7 giờ sáng đến đêm.

Các tình nguyện viên sẽ phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng người.

Các tình nguyện viên sẽ phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng người.

Mỗi buổi nấu ăn sẽ có sự tham gia của 3 - 5 học sinh khối 10, 11 của trường.Mỗi buổi nấu ăn sẽ có sự tham gia của 3 - 5 học sinh khối 10, 11 của trường.

Mỗi buổi nấu ăn sẽ có sự tham gia của 3 - 5 học sinh khối 10, 11 của trường.

Thực đơn được thay đổi mỗi ngày và đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Thực đơn được thay đổi mỗi ngày và đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Thức ăn sau khi chế biến xong sẽ được chia theo suất và bảo quản trong tủ chờ học sinh đến nhận để đảm bảo vệ sinh.

Thức ăn sau khi chế biến xong sẽ được chia theo suất và bảo quản trong tủ chờ học sinh đến nhận để đảm bảo vệ sinh.

Học sinh sau khi kết thúc giờ ôn sẽ tham gia công tác chuẩn bị bữa ăn.

Học sinh sau khi kết thúc giờ ôn sẽ tham gia công tác chuẩn bị bữa ăn.

Sau tiếng còi của cô giáo Nguyễn Thị Tuế, học sinh xếp thành 2 hàng chờ đến nhận phần cơm của mình.Sau tiếng còi của cô giáo Nguyễn Thị Tuế, học sinh xếp thành 2 hàng chờ đến nhận phần cơm của mình.
Sau tiếng còi của cô giáo Nguyễn Thị Tuế, học sinh xếp thành 2 hàng chờ đến nhận phần cơm của mình.
Mỗi suất cơm đều được ghi tên, mỗi học sinh lựa chọn đúng tên để nhận cơm.

Mỗi suất cơm đều được ghi tên, mỗi học sinh lựa chọn đúng tên để nhận cơm.

Học sinh phấn khởi nhận phần cơm của mình.

Học sinh phấn khởi nhận phần cơm của mình.

Khu vực ăn được bố trí đảm bảo mát mẻ, thông thoáng, giúp học sinh thoải mái, ngon miệng hơn.Khu vực ăn được bố trí đảm bảo mát mẻ, thông thoáng, giúp học sinh thoải mái, ngon miệng hơn.

Khu vực ăn được bố trí đảm bảo mát mẻ, thông thoáng, giúp học sinh thoải mái, ngon miệng hơn.

Chị Hoài Nguyễn (ngoài cùng bên phải) cùng cô trò nhà trường với bữa ăn '0' đồng (ảnh: Hiền Nguyễn).

Chị Hoài Nguyễn (ngoài cùng bên phải) cùng cô trò nhà trường với bữa ăn '0' đồng (ảnh: Hiền Nguyễn).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.