Bệnh nhân thoát chết nhờ Fitbit lưu trữ nhịp tim

Bệnh nhân thoát chết nhờ Fitbit lưu trữ nhịp tim, giúp các bác sỹ nhanh chóng quyết định phương thức điều trị.

Bệnh nhân thoát chết nhờ Fitbit lưu trữ nhịp tim

Một người đàn ông đến gõ cửa phòng cấp cứu tại Camden, New Jersey, Mỹ với nhịp tim của không bình thường. Các bác sỹ nghi ngại người này bị rung tâm nhĩ dễ dẫn đến đột quỵ. Tuy vậy, các họ gặp khó khăn trong việc điều trị vì không thể biết chính xác vấn đề diễn ra từ bao giờ.

Tuy vậy, họ đã dựa vào thiết bị sức khỏe Fitbit Charge HR, và lấy được mọi thông tin cần thiết.

Các bác sỹ tại Trung tâm Y tế The Our Lady of Lourdes đã xuất bản bài viết về trường hợp này trong tờ Annals of Emergency Medicine.

Biểu đồ theo dõi từ Fitbit đã cứu sống bệnh nhân. Ảnh: annemergmed.com.
Biểu đồ theo dõi từ Fitbit đã cứu sống bệnh nhân. Ảnh:

annemergmed.com.

Họ tin rằng đây là lần đầu tiên một thiết bị theo dõi hoạt động được dùng để đưa ra các quyết định y tế và ghi nhận trong một tờ tạp chí khoa học. Đó cũng là một kinh nghiệm đáng kinh ngạc với bác sỹ Al Sacchetti, Trưởng khoa Dịch vụ Cấp cứu, đồng tác giả bài viết.

Khi các bác sỹ chẩn đoán cho người đàn ông 42 tuổi, ông này vừa bị co giật nhẹ, và nhịp tim tăng vọt đến 190/phút, theo bài viết.

Tuy vậy, bệnh nhân và vợ khăng khăng rằng ông ta chưa từng có tiền sử bệnh tim trước đây, cũng như chưa từng có dấu hiệu đau tim. Theo bác sỹ Sacchetti, đây là chuyện thường gặp.

Thiết bị đeo có thể đóng góp lớn trong việc điều trị tim mạch. Ảnh: Fitbit.
Thiết bị đeo có thể đóng góp lớn trong việc điều trị tim mạch. Ảnh: Fitbit.

Trước bệnh này, bác sỹ cần lựa chọn giữa hai phương pháp điều trị bằng "sốc điện" hoặc thuốc chống đông máu. Để ra quyết định sống còn này, họ cần xác định thời gian triệu chứng xảy ra, trong trường hợp này, bệnh nhân hoàn toàn không biết thông tin đó.

Các bác sỹ đã định dùng thuốc chống đông máu nhưng một người nhận ra bệnh nhân đang đeo Fitbit, sau khi xin phép, Carol mở iPhone của bệnh nhân, vào ứng dụng và phát hiện ra, cách đó 3 giờ, nhịp tim của bệnh nhân tăng đột ngột từ con số 70 ổn định lên đến 160.

Nhờ vào thông tin này, các bác sỹ đã tự tin dùng “sốc điện”, bệnh nhân về nhà mà không phải dùng nhiều thuốc.

Vào tháng 1, Fitbit bị đưa ra tòa với cáo buộc sản phẩm Charge HR và Surge cho ra các thông số nhịp tim sai lệch, nhất là khi người dùng vận động mạnh.

Bác sỹ Sacchetti cho rằng điều quan trọng nhất là Fitbit liên tục theo dõi quá trình tim đập của người dùng, và độ chính xác đến từng nhịp tim không thực sự cần thiết. Những biểu đồ chung mà Fitbit vẽ ra là đã đủ. Thêm vào đó, do tính tiện dụng của thiết bị, các bác sỹ hầu như có thể lấy được toàn bộ lịch sử theo dõi của người bệnh.

“Có rất nhiều bệnh nhân cảm nhận được điều gì đó không ổn một cách mơ hồ, nhưng các triệu chứng hầu như biến mất khi họ đến bác sỹ”, theo Sacchetti, “giờ thì chúng ta đã có một thứ gì đó để theo dõi, và từ đó đi xa hơn”.

Lê Phát

Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.