Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua những đường nào?

GD&TĐ - Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ, biết được các đường lây truyền căn bệnh này sẽ giúp phòng chống bệnh hiệu quả hơn.

Phát ban đậu mùa khỉ thường xuất hiện trên mặt trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ảnh: CNN.
Phát ban đậu mùa khỉ thường xuất hiện trên mặt trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ảnh: CNN.

Theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người của Bộ Y tế, bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch.

Nguồn: HCDC.

Nguồn: HCDC.

Theo đó, virus gây bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền theo các đường như từ động vật sang người hoặc lây từ người sang người.

Cụ thể, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp; Khi tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Bệnh cũng có thể lây truyền qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh;

Trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh là tiếp xúc trong vòng 1 mét, trong khoảng thời gian từ khi người bệnh khởi phát triệu chứng đầu tiên đến khi người bệnh được cách ly y tế hoặc đến khi người bệnh khỏi bệnh;

Ngoài ra, bệnh có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người bệnh bao gồm tiếp xúc da kề da như: Sờ, chạm, ôm, hôn, quan hệ tình dục…Tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng sinh hoạt của người mắc bệnh đậu mùa khỉ là tiếp xúc với các vật dụng như: Quần áo, chăn, chiếu, gối…

Với cơ chế lây truyền như trên, để phòng lây nhiễm đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp như tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ);

Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm virus đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh;

Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/ động vật nghi ngờ nhiễm bệnh.

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.

Thực hiện đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các quy định để có biện pháp xử trí phù hợp.

Nguồn: TTXVN.

Nguồn: TTXVN.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...