Bế mạc và trao giải liên hoan phim toàn quốc về trật tự an toàn giao thông

GD&TĐ - Sau nhiều ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động hấp dẫn, Liên hoan phim toàn quốc về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đã bế mạc tối 09 - 12 tại thành phố Hà Nội.

Bế mạc và trao giải liên hoan phim toàn quốc về trật tự an toàn giao thông

Liên hoan phim toàn quốc về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) được phát động tổ chức từ năm 1996. Qua 9 lần tổ chức, Liên hoan phim đã thu hút được đông đảo sự quan tâm và tham gia dự thi của các Bộ, ban, ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí và đông đảo tổ chức cá nhân trên toàn quốc, qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo TTATGT, tuyên truyền vận động nhân dân tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT.

Thông điệp Liên hoan phim lần thứ 10 nhằm tuyên truyền rộng rãi đến các thanh, thiếu niên tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT và hình thành thói quen ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, qua đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

Đại tá Lưu Xuân Đức – Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công An phát biểu: “Liên hoan phim toàn quốc về ATGT lần thứ 10

Đại tá Lưu Xuân Đức – Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công An phát biểu: “Liên hoan phim toàn quốc về ATGT lần thứ 10

Tại buổi bế mạc, Đại tá Lưu Xuân Đức – Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công An phát biểu: “Liên hoan phim toàn quốc về ATGT lần thứ 10 được tổ chức với thông điệp; xây dựng văn hóa giao thông trong thanh thiếu niên.

Có thể xem như lời kêu gọi, khơi gợi trong thế hệ trẻ có một cách nghĩ, cách làm mới về phòng ngừa vi phạm hạn chế tai nạn giao thông đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Liên hoan phim năm nay đã có 140 tác phẩm dự thi ở thể loại phóng sự, khoa giáo, clip ngắn (TVC) của các tác giả, nhóm tác giả, cơ quan đơn vị trên toàn quốc điều này đã cho thấy sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc và tâm huyết đối với vấn đề xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên”.

Đại tá Lưu Xuân Đức nhấn mạnh: “Chúng ta đã có những khoảnh khắc tươi mới thể hiện sự khám phá nhiệt huyết của các bạn thanh thiếu niên trong công tác đảm bảo TTATGT, cũng có những giây phút lắng đọng trải lòng với những thước phim phóng sự chân thực, xúc động với những hoàn cảnh éo le do tai nạn giao thông gây ra.

Hy vọng rằng những thông điệp và những giải pháp được truyền tải trong liên hoan phim lần này sẽ góp phần tạo ra cách tiếp cận những vấn đề về TTATGT một cách gần gũi, giúp chúng ta nâng cao nhân thức, ý thức tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên và trong toàn xã hội”.

Giải nhất cho hạng mục phóng sự thuộc về tác phẩm: “Hối hận muộn màng”, “Biệt đội SOS 117”

Giải nhất cho hạng mục phóng sự thuộc về tác phẩm: “Hối hận muộn màng”, “Biệt đội SOS 117”

Giải nhất ở hạng mục phóng sự đó là tác phẩm: “Hối hận muộn màng” của các tác giả Trần Công – Quốc Thành – Ngọc Ánh phòng công tác chính trị Công An tỉnh Gia Lai và “Siêu Thu” của tỉnh Gia Lai. Tác phẩm thứ 2 là tác phẩm: “Biệt đội SOS 117” nhóm tác giả Phạm Hữu Đức – Mai Văn Thành – Lê Nam Hải Đài phát thanh Tỉnh Đồng Nai.

Giải nhất hạng mục Khoa giáo thuộc về tác phẩm: “Giải pháp sáng tạo mũ bảo hiểm thông minh” của đài phát thanh Tỉnh Hòa Bình. Giải nhì thuộc về tác phẩm: “Văn hóa giao thông hãy không lơ là”.

Giải nhất hạng mục Khoa giáo thuộc về tác phẩm: “Giải pháp sáng tạo mũ bảo hiểm thông minh”

Giải nhất hạng mục Khoa giáo thuộc về tác phẩm: “Giải pháp sáng tạo mũ bảo hiểm thông minh”

Ngoài các giải nhất thì các giải nhì của hạng mục phóng sự cũng được trao cho các nhóm tác phẩm: “Mũ bảo hiểm thông minh góp phần nâng cao ý thức về ATGT”, tác phẩm “Giá như”, tác phẩm: “Giá như có chiếc áo phao”.

Riêng thể loại TVC không có giải nhất. Giải nhì thuộc về tác phẩm: “Hãy luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện” và tác phẩm: “Giáo dục ý thức giao thông cho trẻ em bắt đầu từ người lớn”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.