Bảy dự án đường vành đai triển khai giai đoạn 2021-2025

Thành phố sẽ xây tiếp các đoạn còn lại của vành đai 1, 2, 2,5, 3 và 3,5; riêng vành đai 4, 5 do Bộ Giao thông Vận tải thực hiện.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa báo cáo Thành ủy danh mục công trình giao thông quan trọng giai đoạn 2021-2025, trong đó có bảy công trình đường vành đai.

Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục dài 2,27 km, tổng đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thành phố đang triển khai bằng nguồn vốn ngân sách TP Hà Nội.

Vành đai 2 trên cao, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng kết hợp mở rộng phần từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở đang thực hiện theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) ký kết giữa Hà Nội và Tập đoàn Vingroup.

Dự án mở rộng nút giao đường vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dự kiến thông xe ngày 10/1. Ảnh: Giang Huy.
Dự án mở rộng nút giao đường vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dự kiến thông xe ngày 10/1. Ảnh: Giang Huy.

Vành đai 2,5 sẽ triển khai tiếp 3 đoạn để khép kín gồm: Đoạn từ khu đô thị mới Dịch Vọng đến Dương Đình Nghệ dài 720 m, đoạn Trung Kính - Trần Duy Hưng dài 580 m và đoạn Ngụy Như Kon Tum - Đầm Hồng dài gần 1.900 m, tổng đầu tư trên 7.300 tỷ đồng.

Vành đai 3 gồm 2 đoạn từ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến trục Nhật Tân - Nội Bài dài 9,8 km và đoạn từ trục Nhật Tân - Nội Bài đến Quang Minh dài 5 km, tổng đầu tư khoảng 2.450 tỷ đồng.

Vành đai 3,5 gồm 2 đoạn từ cầu Thượng Cát đến quốc lộ 32 dài 3,8km và đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 10,8 km, tổng đầu tư hơn 5.600 tỷ đồng.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 1/2021. Ảnh: Giang Huy.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 1/2021. Ảnh: Giang Huy.

Các tuyến vành đai 4 và vành đai 5 đi qua Hà Nội sẽ do Bộ Giao thông Vận tải triển khai.

Sở Giao thông Vận tải cũng nêu năm công trình giảm thiểu ùn tắc giao thông là đường nối Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3; đường Lê Quang Đạo kéo dài; mở rộng phố Nguyễn Phong Sắc đoạn từ phố Nghĩa Tân đến đường Hoàng Quốc Việt; đường 70 cũ đoạn từ cầu Đen đến giao với đường Phúc La; đường 70 đoạn Nhổn - Hà Đông và đoạn Hà Đông - Văn Điển.

Cũng trong giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ làm một số dự án nút giao thông quan trọng (hầm Chui Lê Văn Lương, hầm chui vành đai 2,5, cầu vượt chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch), triển khai các dự án cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống (Vĩnh Tuy, Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc, Ngọc Hồi,Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Đuống 2)...

Cùng với việc đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đi vào hoạt động, TP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các dự án đường sắt đô thị theo quy hoạch: Tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi dài 24,8 km; tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo dài 11,5 km; tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến 3, đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai dài 8 km; tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc) dài 38,43 km.

Theo vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.