Bầy cá mập 6 con tranh nhau xé xác cá voi

Cá mập hổ và cá mập trắng xúm lại ăn thịt cá voi chết ngay trước mũi thuyền của một thợ lặn.
Bầy cá mập 6 con tranh nhau xé xác cá voi

Thợ lặn ghi hình cảnh tượng 4 con cá mập hổ và hai con cá mập trắng cùng đánh chén miếng mồi lớn ở ngoài khơi Australia. Bầy cá mập dường như không mấy chú ý đến chiếc thuyền ngay gần đó mà chỉ mải mê giải quyết xác cá voi.

"Tôi định đi lặn ở HMAS Brisbane. Trên đường đến đó, có một con cá voi chết nổi trên mặt biển. Khi đến gần hơn, tôi phát hiện 6 con cá mập đang ăn thịt nó. Tôi quyết định không lặn nữa mà dừng lại để quan sát", người quay phim cho biết.

Cá mập hổ (tên khoa học Galeocerdo cuvier) là loài ăn thịt sinh sống chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, con trưởng thành thường dài từ 3-4,3 m và nặng 385-635 kg, theo National Geographic.

Cá mập trắng (Carcharodon carcharias) có kích thước lớn hơn cá mập hổ. Thức ăn chính của cá mập trắng gồm sư tử biển, hải cẩu, cá voi có răng, rùa biển và cả xác động vật.

Theo VnExpress
Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.