Bất động sản khu Đông Sài Gòn “nhảy múa”

GD&TĐ - Theo đề án thành lập TP Thủ Đức, sẽ sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức. Dù đây mới chỉ là đề án nhưng gần đây “sóng” bất động sản đã nổi ở khu vực lõi TP Thủ Đức tương lai, bất chấp nhu cầu thị trường mua bán bất động sản vẫn trên đà giảm sút.

Bất động sản khu Đông Sài Gòn “nhảy múa”

Đất đang bị thổi giá?

Ghi nhận chỉ số giá giao dịch trên các diễn đàn chuyên về bất động sản như alonhadat.com.vn, batdongsan.com.vn, muaban.net, giá nhà đất tại khu vực được quy hoạch là Thủ Đức vốn đã cao nay lại càng nhảy múa theo “làn sóng” mới.

Giá căn hộ tại khu Đông, nơi được quy hoạch là TP Thủ Đức vẫn liên tục tăng nhanh trong 2 tháng qua. Hiện, giá bán căn hộ trung bình tăng từ 2 - 4% so với quý trước đó. Tăng gần 7 - 8% so với cùng kỳ 2019 với mức giá chào bán từ 35 - 43 triệu đồng/m2.

Giá đất nền tại lõi trung tâm TP Thủ Đức tương lai được chào bán với khung giá từ 68 - 110 triệu đồng/m2 tùy vị trí mặt tiền hay hẻm phố. Đất nền khu vực quanh lõi giá đã tăng 2 - 3% khi mức giao dịch quanh 54 - 57 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, quận 9 có biến động giá bán trung bình tăng cao hơn. Loại hình đất nền, thổ cư quanh khu vực này đang được rao bán tầm giá 44 - 50 triệu đồng/m2, tăng gần 1,5% so với cùng kỳ năm 2019. Nhà phố, nhà riêng có giá chào bán vào khoảng 60 - 80 triệu đồng/m2, tăng 4,5%, riêng căn hộ đang xác lập mức giá trung bình 35 - 37 triệu đồng/m2, tăng gần 3,3% so với cùng kỳ.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu - Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn, giá và giao dịch nhà đất tại khu Đông có xu hướng tăng nhanh khi đề án TP Thủ Đức được thông qua chủ trương đầu tư. Cụ thể, biên độ tăng giá căn hộ ở các quận thuộc khu Đông vào khoảng 8%, trong khi loại hình nhà riêng, nhà phố có tốc độ tăng gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Thống kê của Batdongsan.com.vn cho thấy, chỉ trong một tuần của tháng 9, gần 1.300 thông tin mới rao bán bất động sản các quận Thủ Đức, 2, 9 được đẩy lên. Rõ ràng đã và đang có sự tăng trưởng về giá trị bất động sản rất nhanh tại khu vực này” - ông Hiếu nói.

Ông Hà Thiệu Phô - Giám đốc Công ty Bất động sản và Kiến trúc Việt nhìn nhận, việc giá bất động sản khu vực 3 quận 2, 9 và Thủ Đức có lập mặt bằng giá mới trong năm 2021 là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chưa thể biết được biên độ tăng giá hiện nay của thị trường sẽ đi tới đâu. Vì vậy, rất cần phải có sự định hướng từ các cơ quan, ban ngành có trách nhiệm nhằm tránh xảy ra “bong bóng” bất động sản khu vực này.

“TPHCM vốn dĩ luôn là thị trường có nhu cầu nhà ở lớn nhất nước. Việc phân tách và lập TP Thủ Đức với định hướng là một đô thị hiện đại chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều người đổ về khu vực này. Họ săn tìm một loại hình bất động sản để định cư.

Chưa kể bất động sản 3 quận này vốn luôn là điểm nóng về giá của TPHCM trong 2 - 3 năm trở lại đậy. Vì vậy, người mua hay nhà đầu tư cần phải cân nhắc thật sự trước các mức giá đang được giới kinh doanh bất động sản đẩy lên từng ngày hiện nay tại đây” - ông Phô nói. 

Không tránh khỏi việc giá đuổi theo hạ tầng

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng, việc giá đất một khu vực nhanh chóng “leo thang” theo hạ tầng hoặc chính sách đầu tư lớn của Nhà nước là bình thường. Tuy nhiên, người dân, nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ không nên vì những con số thống kê, so sánh mức giá trên thị trường mà “lướt sóng”. Bởi mức giá ảo cao hơn nhiều mức thật, sẽ rất dễ bị rủi ro.

CBRE Việt Nam, cho biết kể từ khi tuyến Metro số 1 bắt đầu xây dựng vào năm 2012, rất nhiều dự án căn hộ và trung tâm thương mại đã được hình thành dọc theo tuyến tàu này, nhất là trên tuyến Xa lộ Hà Nội tại phường Thảo Điền, Bình An và An Phú thuộc quận 2.

Thống kê giai đoạn 2015 - 2020, giá bán căn hộ cao cấp trên thị trường sơ cấp tại quận 2 tăng trung bình 7,3% mỗi năm, vượt ngưỡng mức tăng trung bình của toàn thị trường. Dù vậy, thị trường căn hộ tại khu vực này vẫn còn nhiều tiềm năng tăng giá trong tương lai.

Từ năm 2018, CBRE nhận thấy, giá trên thị trường thứ cấp đã tăng đáng kể khi tuyến Metro đang dần hoàn thiện, với mức giá chào bán lại cao hơn 25% - 75% so với giá bán khởi điểm ban đầu.

Theo ông Lê Hoàng Châu, TP Thủ Đức tương lai sở hữu vị trí chiến lược trong “tam giác vàng” TPHCM, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Vì vậy, TP phía Thủ Đức trở thành “thỏi nam châm” mới trên thị trường bất động sản TPHCM là điều không có gì quá bất ngờ.

Bên cạnh vị trí đắc địa, TP Thủ Đức tương lai còn có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, cùng những dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu đang được triển khai tại khu vực khiến sức hút khu Đông nóng hơn bao giờ hết.

“Khi thị trường bất động sản một nơi nào đó trở nên sôi động và đầy tiềm năng thì việc các nhà đầu tư đổ về “lướt sóng” và làm giá là điều hiển nhiên. Quan trọng là người có nhu cầu có thể chấp nhận mức giá nào và tỉnh táo lựa chọn. Với mức giá tăng hiển thị trên thị trường hiện nay chưa có gì là đáng quan ngại vì nó vẫn trong ngưỡng cung – cầu của thị trường” - ông Châu nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.