Báo Trung Quốc muốn đội nhà học hỏi tuyển Việt Nam

GD&TĐ - Từ sự thành công của Việt Nam với trường hợp của Xuân Son, tờ Sina cho rằng Trung Quốc nên học tập điều này để có được thành công.

Tuyển Việt Nam được báo chí Trung Quốc đánh giá cao.
Tuyển Việt Nam được báo chí Trung Quốc đánh giá cao.

Mới đây, tờ Sina (Trung Quốc) đã có bài viết về tuyển Việt Nam trong hành trình đăng quang ngôi vô địch ASEAN Cup 2024. Tờ báo hàng đầu Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son.

“Xuân Son có những phẩm chất phù hợp với tuyển Việt Nam, đồng thời chơi bóng ở V-League nhiều năm nên có sự ăn ý với các đồng đội. Với kỹ năng của mình, Xuân Son gần như ra chân là có bàn thắng, qua đó bù đắp các thiếu sót trong lối chơi của “Rồng vàng”, tờ Sina bình luận.

Tại AFF Cup 2024, xu hướng sử dụng các cầu thủ nhập tịch hoặc sinh ra và lớn lên ở châu Âu nhưng có gốc gác Đông Nam Á được thể hiện rõ nét. Cả 4 đội vào bán kết là Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Singapore đều có những trường hợp như vậy.

Ngoài ra, Malaysia, Indonesia, Campuchia cũng có những cầu thủ mang dòng máu châu Âu và không ít người trong số họ có màn trình diễn khá ấn tượng ở giải đấu hàng đầu Đông Nam Á.

Theo tờ Sina, sự phù hợp chính là yếu tố quyết định thành công của cầu thủ nhập tịch. Từ sự thành công của Việt Nam với trường hợp của Xuân Son, tờ Sina cho rằng Trung Quốc nên học tập điều này để bổ sung các cầu thủ chất lượng cho đội tuyển quốc gia.

Theo thông tin của tờ The Paper, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc hoàn toàn cởi mở trong việc nhập tịch cầu thủ. Trong thời gian tới, họ sẽ nhập tịch nhiều cầu thủ có chất lượng và đưa lên tuyển quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù tập 'xuyên trận' từ sân cầu lông đến bóng đá, trong tôi vẫn vững vàng quyết tâm 'bùng nổ' và không ngừng hướng đến những chiến thắng. Ảnh minh họa: ITN

Từ chiếc áo thể thao…

GD&TĐ - Có câu nói đại ý rằng, tính cách của một người được thể hiện phần nào qua vẻ bề ngoài của họ.

Mô hình 'trường học trong rừng' được ưa chuộng tại Đức.

Gieo mầm từ tuổi thơ

GD&TĐ - Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường ngày càng nghiêm trọng, “sống xanh” không còn là lựa chọn cá nhân, mà đã trở thành định hướng phát triển của nhiều quốc gia.