Bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhà khoa học Việt Nam

GD&TĐ - Ở Việt Nam, vấn đề di sản văn hóa được đề cập nhiều, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhà khoa học dường như chưa được quan tâm đúng mức. Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam tiên phong nhận lấy trách nhiệm này, dù phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. 

GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu giới thiệu mô hình mục tiêu bay không người lái cho học sinh trường THCS Cù Chính Lan (TP. Hòa Bình)
GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu giới thiệu mô hình mục tiêu bay không người lái cho học sinh trường THCS Cù Chính Lan (TP. Hòa Bình)
"Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã góp phần lấp khoảng trống về bảo tồn di sản nhà khoa học mà các cơ quan lưu trữ nhà nước chưa có điều kiện thực hiện."TS Vũ Minh Hương (nguyên Cục trưởng Cục Lưu trữ nhà nước). 

Hoạt động nghiên cứu - sưu tầm của Trung tâm suốt 10 năm qua không ngoài mục đích bức tranh muôn màu của nền khoa học nước nhà một cách chân thực và sinh động thông qua lịch sử cuộc đời nhà khoa học, bởi mỗi nhà khoa học như một sợi chỉ dệt nên bức tranh muôn màu ấy.

Với quan niệm “Mỗi trang bản thảo là một bằng chứng khoa học. Mỗi kỷ vật cuộc đời là một tài sản vô giá. Mỗi bức ảnh là một nhân chứng lịch sử”, Trung tâm đặt mục tiêu khẩn cấp sưu tầm tư liệu - nghiên cứu lịch sử cuộc đời của các nhà khoa học Việt Nam.

Đến nay, Trung tâm đã tiếp cận gần 1.500 nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, sưu tầm hơn 700 nghìn tài liệu hiện vật, thu thập hàng triệu phút ghi âm và ghi hình.

Các ấn phẩm góp phần lan tỏa giá trị di sản nhà khoa học
Các ấn phẩm góp phần lan tỏa giá trị di sản nhà khoa học 

Hẳn nhiên, việc bảo tồn di sản nhà khoa học là cần thiết, nhưng hoàn toàn chưa đủ nếu như những tài sản trí tuệ đó chỉ được lưu trữ cẩn thận. Vấn đề là phải làm cho những di sản ấy “cất tiếng nói” trong cộng đồng. Bởi vậy, Trung tâm sớm thực hiện mục tiêu đã đặt ra, từng bước tìm các hình thức lan tỏa kết quả nghiên cứu - sưu tầm di sản nhà khoa học.

Học sinh trải nghiệm “tập làm bác nông dân”
 Học sinh trải nghiệm “tập làm bác nông dân”

Trung tâm đặc biệt lưu tâm đến việc xuất bản các ấn phẩm mang đậm dấu ấn di sản nhà khoa học, các bộ sách Di sản ký ức của nhà khoa họcNhững câu chuyện hiện vật là minh chứng rõ nét. Đồng thời website, facebook của Trung tâm đã trở thành một kênh thông tin khá phong phú, hữu ích cho bạn đọc tìm hiểu về các nhà khoa học, các ngành khoa học.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng mạnh dạn thử nghiệm biên soạn dòng sách khảo cứu với cuốn Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hàm – Người anh hùng thầm lặng, GS Nguyễn Huy Phan – Cuộc đời và Sự nghiệp.

Các em nhỏ hào hứng chơi bộ bài ngôn ngữ của PGS.TS Trần Vĩnh Phúc
Các em nhỏ hào hứng chơi bộ bài ngôn ngữ của PGS.TS Trần Vĩnh Phúc 

Các cuộc trưng bày, triển lãm là những bước đi ban đầu, thử nghiệm của Trung tâm và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM) trong quá trình hướng tới xây dựng bảo tàng về di sản các nhà khoa học Việt Nam. Trưng bày “Khát vọng học hỏi và sáng tạo” năm 2014 giống như một cuộc “tập dượt”, nhưng đã tạo dấu ấn và gây xúc động đối với người xem.

Các đại biểu tham dự hội thảo tổ chức tháng 12/2018 đưa ra nhiều ý kiến thúc đẩy việc xây dựng mô hình giáo dục di sản nhà khoa học
Các đại biểu tham dự hội thảo tổ chức tháng 12/2018 đưa ra nhiều ý kiến thúc đẩy việc xây dựng mô hình giáo dục di sản nhà khoa học 

Nối tiếp cuộc trưng bày này, Trung tâm tổ chức thành công các cuộc trưng bày “Thẳm sâu trong từng kỷ vật”, “Di sản còn mãi với đời”.

Đặc biệt tháng 11/2018, Trung tâm hợp tác cùng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức trưng bày “Cháy mãi những đam mê”, khắc họa chân dung và con đường lao động khoa học của những người phụ nữ Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ