Báo GD&TĐ chuyển hàng trăm món quà thiết thực đến học sinh vùng khó Nghệ An

GD&TĐ - Những món quà thiết thực, ý nghĩa của mạnh thường quân được Báo Giáo dục và Thời đại chuyển trao đến học sinh khó khăn huyện Tương Dương, Nghệ An.

Báo Giáo dục và Thời đại chuyển quà của mạnh thường quân đến học sinh vùng khó huyện Tương Dương, Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.
Báo Giáo dục và Thời đại chuyển quà của mạnh thường quân đến học sinh vùng khó huyện Tương Dương, Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Ngày 14/10, tại điểm bản Na Bè (Trường Mầm non Xá Lượng), Báo Giáo dục và Thời đại đã chuyển trao hàng trăm suất quà thiện nguyện đến học sinh, trẻ mầm non khó khăn huyện Tương Dương, Nghệ An.

Chuyển trao quà đến học trò bán trú vùng khó

Dự chương trình trao quà có nhà báo Nguyễn Đức Tuân – Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, ông Lô Thanh Nhất - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương; bà Võ Thị Tuyết Chinh – Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện, giáo viên 2 Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Xá Lượng, Mầm non Lượng Minh cùng đông đảo học sinh, phụ huynh 2 bản Na Bè, Hợp Thành (xã Xá Lượng).

Chương trình trao quà được tổ chức tại điểm bản Na Bè - nơi có 100% trẻ là người Khơ Mú (Trường Mầm non Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: Hồ Lài.

Chương trình trao quà được tổ chức tại điểm bản Na Bè - nơi có 100% trẻ là người Khơ Mú (Trường Mầm non Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: Hồ Lài.

Quà tặng của chương trình do chị Hoàng Thị Hoa (Hà Nội) ủng hộ, kêu gọi cùng đông đảo nhà hảo tâm cả nước đồng hành, chia sẻ với học sinh vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Báo GD&TĐ là đơn vị kết nối, phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện Tương Dương, Nghệ An tổ chức thực hiện.

Cô giáo và trẻ mầm non 2 bản Na Bè, Hợp Thành (Trường Mầm non Xá Lượng) múa hát tập thể. Ảnh: Hồ Lài.

Cô giáo và trẻ mầm non 2 bản Na Bè, Hợp Thành (Trường Mầm non Xá Lượng) múa hát tập thể. Ảnh: Hồ Lài.

Chương trình đã trao 70 chăn ấm cùng bánh kẹo cho học sinh diện bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Lượng Minh. Đây là ngôi trường đặc thù của huyện Tương Dương, với gần 80% học sinh thuộc hộ nghèo ở nhiều bản lẻ cách biệt nhau. Có những bản nằm trong vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, để ra được trung tâm xã phải đi cả đường bộ lẫn đường thuyền.

Năm học 2023-2024 là năm thứ 2 trường tổ chức bán trú, đưa học sinh lớp 3 - 4 từ 6 điểm lẻ về trường chính sinh hoạt, học tập, với tổng số hơn 260 em. Việc đưa học sinh về trường chính nhằm thực hiện chương trình GDPT 2018 và triển khai sách giáo khoa mới.

Chương trình trao tặng 70 chăn ấm cùng bánh kẹo cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Chương trình trao tặng 70 chăn ấm cùng bánh kẹo cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức bán trú của trường còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn mới chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản cho học sinh. Từ bản xa về, nhiều em chỉ có duy nhất bộ quần áo. Còn các vật dụng sinh hoạt đều do trường kêu gọi, hỗ trợ. Năm học này, trường mới có 150 chăn ấm, trong khi số học sinh bán trú tăng lên. Được nhận 70 chăn ấm từ nhà hảo tâm, góp phần giúp cho cho học sinh bán trú của trường yên tâm khi mùa đông lạnh đang đến gần.

Đông đảo phụ huynh, bà con cùng đến trường đón nhận quà từ các mạnh thường quân. Ảnh: Hồ Lài.

Đông đảo phụ huynh, bà con cùng đến trường đón nhận quà từ các mạnh thường quân. Ảnh: Hồ Lài.

Còn đối với Trường Mầm non Xá Lượng, đoàn đã chuyển trao hàng trăm suất quà gồm: 288 áo ấm cho trẻ toàn trường; 100 chiếc giường lưới, 60 xốp trải sàn, 6 kệ đựng đồ chơi, 30 cặp lồng inox, sách truyện, vở và bút sáp tô màu trẻ em, thùng nước 120 lít, nồi cơm điện, cặp lồng và nhiều đồ chơi, bánh kẹo... Tổng trị giá quà tặng cho học sinh 2 trường là hơn 80 triệu đồng.

Sử dụng hiệu quả, đúng mục đích quà tặng

Phát biểu tại buổi trao quà, nhà báo Nguyễn Đức Tuân – Phó Tổng biên tập Báo GD&TĐ chia sẻ: Báo GD&TĐ là báo của ngành giáo dục, được các nhà hảo tâm trong cả nước tin tưởng, gửi gắm để chuyển trao những suất quà đến cho học sinh vùng khó. Đại diện cho đơn vị kết nối, nhà báo Nguyễn Đức Tuân hi vọng những món quà này sẽ hỗ trợ, góp phần cải thiện chất lượng giáo dục của nhà trường và chất lượng sinh hoạt của học sinh bán trú. Đồng thời mong muốn các thầy cô giáo tiếp tục ủng hộ Báo GD&TĐ có thêm nhiều sự sẻ chia, kết nối, đồng hành hơn nữa trong thời gian tới.

Nhà báo Nguyễn Đức Tuân - Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại mong muốn những món quà ý nghĩa của mạnh thường quân sẽ góp phần nâng chất lượng giáo dục, chất lượng sinh hoạt của học sinh bán trú. Ảnh: Hồ Lài.

Nhà báo Nguyễn Đức Tuân - Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại mong muốn những món quà ý nghĩa của mạnh thường quân sẽ góp phần nâng chất lượng giáo dục, chất lượng sinh hoạt của học sinh bán trú. Ảnh: Hồ Lài.

Cô giáo Nguyễn Thị Nga – Hiệu trưởng Trường Mầm non Xá Lượng tâm sự: “Trường Mầm non Xá Lượng có học sinh ở nhiều thành phần dân tộc: Thái, Mông, Khơ Mú… nằm ở nhiều điểm bản khác nhau. Trong đó, Na Bè là bản người Khơ Mú, còn Hợp Thành là bản người Mông, cùng nằm cách xa trường chính khoảng 15km, đời sống người dân còn nhiều vất vả, thiếu thốn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi của trẻ ở 2 bản này cao hơn so với những vùng khác trong huyện. Tuy nhiên, những năm qua, nhà trường và các cô giáo đều nỗ lực tổ chức, duy trì bán trú cho trẻ linh hoạt nhiều hình thức “cô nuôi” lẫn “dân nuôi”.

Trẻ hai bản Na Bè, Hợp Thành (Trường Mầm non Xá Lượng) háo hức nhận quà là đồ chơi, sách truyện, vở tô màu... Ảnh: Hồ Lài.

Trẻ hai bản Na Bè, Hợp Thành (Trường Mầm non Xá Lượng) háo hức nhận quà là đồ chơi, sách truyện, vở tô màu... Ảnh: Hồ Lài.

“Những phần quà này thực sự rất thiết thực với các cháu cũng như hỗ trợ rất nhiều cho nhà trường trong nâng cao chất lượng tổ chức bán trú. Chúng tôi rất cảm ơn những tình cảm mà các nhà hảo tâm trong cả nước đã quyên tặng, gửi gắm để tiếp bước các cháu đến trường. Đồng thời xin hứa sẽ bảo quản, sử dụng và phát huy hết tác dụng những món quà được chuyển trao đến cho học sinh của trường.

Ông Lô Thanh Nhất - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương gửi lời cảm ơn đến Báo Giáo dục và Thời đại, các nhà hảo tâm đã chia sẻ, đồng hành với học sinh vùng khó của huyện. Ảnh: Hồ Lài.

Ông Lô Thanh Nhất - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương gửi lời cảm ơn đến Báo Giáo dục và Thời đại, các nhà hảo tâm đã chia sẻ, đồng hành với học sinh vùng khó của huyện. Ảnh: Hồ Lài.

Tại buổi trao quà, ông Lô Thanh Nhất – Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cũng chia sẻ, địa phương là huyện miền núi rộng lớn nhất tỉnh Nghệ An, nơi sinh sống của hầu hết bà con dân tộc thiểu số. Địa hình đồi núi cao, khí hậu khắc nghiệt, mùa hè là “chảo lửa Đông Dương”, mùa mưa thường xảy ra lũ quét, sạt lở, còn mùa đông thì giá rét. Không chỉ học sinh, trẻ em trên địa bàn còn gặp nhiều thiếu thốn, thiệt thòi mà các thầy cô giáo cũng rất vất vả, nhọc nhằn khi bám bản, bám trường, bám trò.

Những chiếc áo ấm dày dặn đã đến với trẻ Mầm non Xá Lượng khi mùa đông lạnh sắp tới. Ảnh: Hồ Lài.

Những chiếc áo ấm dày dặn đã đến với trẻ Mầm non Xá Lượng khi mùa đông lạnh sắp tới. Ảnh: Hồ Lài.

“Hôm nay, học sinh 2 Trường được nhận nhiều món quà hết sức ý nghĩa, thiết thực từ nhà hảo tâm. Thay mặt lãnh đạo huyện Tương Dương tôi trân trọng cảm ơn đơn vị kết nối Báo Giáo dục và Thời đại, các mạnh thường quân đã quan tâm, hướng tới con em vùng sâu vùng xa, các giáo viên vùng khó của địa phương”, ông Lô Thanh Nhất nói.

Niềm vui có đồ chơi mới của trẻ người Mông bản Hợp Thành, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Niềm vui có đồ chơi mới của trẻ người Mông bản Hợp Thành, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An. Ảnh: Hồ Lài.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cũng đề nghị thầy cô giáo các nhà trường sau khi nhận quà, có trách nhiệm hướng trẻ, học sinh sử dụng đúng mục đích dài lâu, phục vụ việc học tập, rèn luyện, sinh hoạt. Đồng thời mong muốn các bậc phụ huynh tích cực tương tác, phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục học sinh, cùng bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường.

Báo Giáo dục và Thời đại cùng Văn phòng đại diện khu vực Miền Trung - Tây Nguyên tặng quà, thăm hỏi cô giáo Vọng Thị Thương tại Trường Phổ thông DTBT THCS Lưu Kiền. Ảnh: Hồ Lài.

Báo Giáo dục và Thời đại cùng Văn phòng đại diện khu vực Miền Trung - Tây Nguyên tặng quà, thăm hỏi cô giáo Vọng Thị Thương tại Trường Phổ thông DTBT THCS Lưu Kiền. Ảnh: Hồ Lài.

Cùng ngày, đoàn công tác Báo Giáo dục và Thời đại cùng Phòng GD&ĐT huyện Tương Dương đã đến thăm, động viên 2 cô giáo Vọng Thị Thương và Lương Thị Thanh Thủy – giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lưu Kiền. Cách đây 2 tuần, trên đường đi dạy về, 2 cô giáo bị đất đá trên núi sạt lở vùi lấp, đẩy xuống sát mép sông Nậm Mộ. Sau khi được chính quyền địa phương, đồng nghiệp, người dân chung sức cứu hộ, cứu nạn, hai cô đã được đưa khỏi đất đá vùi lấp, chuyển tới bệnh viện cấp cứu. Đến nay, cô giáo Vọng Thị Thương vừa quay trở lại trường dạy học. Còn cô Lương Thị Thanh Thủy bị gãy xương sườn và nhiều chấn thương phần mềm, vẫn đang nghỉ ngơi, điều trị tại nhà.

Đại diện Báo Giáo dục và Thời đại chuyển quà của Bộ GD&ĐT đến cô giáo bị đất đá sạt lở vùi lấp cách đây 2 tuần. Ảnh: Hồ Lài.

Đại diện Báo Giáo dục và Thời đại chuyển quà của Bộ GD&ĐT đến cô giáo bị đất đá sạt lở vùi lấp cách đây 2 tuần. Ảnh: Hồ Lài.

Trực tiếp đến trường và đến nhà thăm hỏi, đại diện Báo Giáo dục và Thời đại đã chuyển quà của Bộ GD&ĐT đến hai cô giáo không may gặp nạn. Văn phòng đại diện Báo GD&TĐ khu vực Miền Trung – Tây Nguyên cũng trao quà thăm hỏi 2 cô giáo. Đồng thời, động viên, chia sẻ, chúc hai cô giáo bình phục sức khỏe, sớm ổn định công tác, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, dạy học các thế hệ học sinh vùng cao xứ Nghệ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.

Gia công bếp gas công nghiệp 3 họng inox giá rẻQuà tết yến sàohộp quà tết Nut CornerGrand Cru cung cấp quà tết doanh nghiệp số lượng lớn