Báo đảng Triều Tiên ca ngợi sự phát triển kinh tế của Việt Nam

GD&TĐ - Hôm nay (27/2), tờ báo chính của Triều Tiên đăng tải một câu chuyện về phát triển kinh tế của Việt Nam. Bài báo được đưa ra trong khi có những suy đoán rằng Chủ tịch Kim Jong-un có thể cố gắng tìm hiểu các cuộc cải cách “Đổi mới” của Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Cờ Mỹ và Triều Tiên trước khách sạn Melia - nơi Chủ tịch Kim ở trong quá trình diễn ra thượng đỉnh Mỹ Triều
Cờ Mỹ và Triều Tiên trước khách sạn Melia - nơi Chủ tịch Kim ở trong quá trình diễn ra thượng đỉnh Mỹ Triều

Trong bài báo mang tên “Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế”, tờ Rodong Sinmun cho rằng nền kinh tế của Việt Nam là có tiềm năng tăng trưởng lớn.

“Ngày nay, đảng cầm quyền Việt Nam và chính phủ đang nỗ lực cải cách kinh tế song song với củng cố chế độ xã hội. Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế” – tờ Rodong Sinmun viết.

Tờ báo trên cũng cho rằng Việt Nam đang nỗ lực cân bằng nền kinh tế của mình vốn dựa nhiều vào nông nghiệp.

Mối quan tâm của Triều Tiên đối với các cuộc cải cách “Đổi mới” cũng được tờ báo phản ánh với vai trò là một hình mẫu để Bình Nhưỡng noi theo. Việc Chủ tịch Kim Jong-un học hỏi về các cuộc cải cách này như thế nào đang rất được quan tâm trong chuyến thăm của ông tới Việt Nam.

Chủ tịch Kim đã tới Hà Nội hôm qua để dự thượng đỉnh với TT Trump vào hôm nay và ngày mai. Sau thượng đỉnh, ông Kim có kế hoạch ở lại Việt Nam cho tới thứ 7 trong chuyến thăm hữu nghị chính thức lần này.

Theo Yonhap

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.