Báo chí phát hiện, phản ánh, cổ vũ và đồng hành cùng ngành Giáo dục

GD&TĐ - Phát biểu tại Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018 tổ chức long trọng sáng nay tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Hình ảnh đẹp của ngành Giáo dục được lan tỏa trong dư luận xã hội là nhờ phần lớn từ báo chí.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi chụp ảnh cùng nhóm tác giả đạt giải đặc biệt.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi chụp ảnh cùng nhóm tác giả đạt giải đặc biệt.

Sáng nay (17/11), Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018 được tổ chức long trọng tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội. Chương trình được tường thuật trực tiếp trên VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam.

Phát biểu tại lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Giáo dục là một trong những lĩnh vực luôn được sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội, bởi giáo dục tác động tới mọi người, mọi nhà.

Có thể nói, không một gia đình nào ở Việt Nam không có người đi học, không chỉ là trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thông, sinh viên cao đẳng, đại học mà còn rất nhiều người lớn cũng đang đi học để cùng xây dựng một xã hội học tập. Cũng vì điều đó, mọi thông tin liên quan đến giáo dục và đào tạo trên báo chí luôn tạo sức hút với dư luận.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: "Hình ảnh đẹp của ngành Giáo dục được lan tỏa trong dư luận xã hội là nhờ phần lớn từ báo chí".
 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: "Hình ảnh đẹp của ngành Giáo dục được lan tỏa trong dư luận xã hội là nhờ phần lớn từ báo chí".

>> Phát biểu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại đây.

Theo Bộ trưởng, sự đồng hành của báo chí thời gian qua đã giúp cho những chủ trương, chính sách, thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo đến được với dư luận xã hội; trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà khoa học, toàn thể nhân dân được đóng góp ý kiến và cùng tham gia trong quá trình đổi mới.

Bên cạnh sự đồng thuận, những ý kiến phản biện tâm huyết của toàn xã hội thông qua phản ánh của báo chí đã giúp cho ngành Giáo dục kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách, quyết sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.

Báo chí cũng phát hiện, phản ánh và cổ vũ kịp thời những tấm gương người tốt việc tốt; những tấm gương giáo viên, học sinh đổi mới, sáng tạo không ngừng; những tấm gương giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo vượt qua khó khăn để dạy tốt - học tốt. Hình ảnh đẹp của ngành Giáo dục được lan tỏa trong dư luận xã hội là nhờ phần lớn từ báo chí. 

“Có thể nói, báo chí đã đồng hành, chia sẻ và tác động tới mọi hoạt động giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục luôn trân trọng sự đồng hành này và mong rằng, báo chí sẽ tiếp tục có những hỗ trợ để mọi thông tin của ngành được thông suốt, có tác động tích cực đến dư luận xã hội” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.

Đại úy Trần Duy Văn (Thành viên nhóm giành giải Xuất sắc): Đồng cảm sâu sắc với các thầy cô

Xuất phát từ truyền thống làm thiện nguyện ở vùng cao của Báo Quân đội nhân dân, với cương vị Bí thư Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhiều năm qua chúng tôi luôn bám sát, gắn bó và chia sẻ với những khó khăn của các trường và các thầy cô ở vùng núi cao biên giới.

Cá nhân tôi thấy các thầy cô giáo ở vùng cao Tây Bắc có những đặc thù riêng. Cuộc sống khó khăn, đời sống tinh thần cũng rất thiếu thốn. Từ thực tế đó, chúng tôi có những hoạt động cụ thể.

Tác giả Trần Duy Văn (ngoài cùng bên phải) và đồng đội tại lễ trao giải.
Tác giả Trần Duy Văn (ngoài cùng bên phải) và đồng đội tại lễ trao giải.

Với tôi, Tây Bắc như quê hương thứ hai của mình. Tôi cũng học tại trường Đại học Tây Bắc. Vì vậy, tôi phần nào hiểu được đời sống vật chất, tinh thần văn hoá của bà con và thầy cô giáo ở khu vực này. Đặc biệt, tôi có những người bạn rất thân thiết đang bám bản dạy học ở những điểm trường xa xôi nhất của các tỉnh miền núi Tây Bắc. 

Đây là niềm vui, niềm động viên lớn đối với tôi. Nhưng đó cũng là món quà tôi muốn gửi đến các thầy cô giáo nhân dịp 20/11. Vì chính các thầy cô đã là người tạo cảm hứng cho tôi và những phóng viên theo dõi mảng giáo dục tiếp tục vượt khó để mang đến công chúng những bài viết mang tính thực tế về đời sống của các thầy cô giáo ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. 

9h55: Công bố Tác phẩm xuất sắc và Nhân vật tiêu biểu

Tác phẩm xuất sắc chọn từ 04 tác phẩm đoạt giải A của 04 loại hình.

Tác phẩm: Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc.

Loại hình Báo in.

Tác giả: Trần Duy Văn, Đỗ Nam Thắng, Lê Đông Hà.

Đơn vị xuất bản: Báo Quân đội nhân dân.

Tác giả Đỗ Nam Thắng - thành viên trong nhóm tác giả đoạt giải đặc biệt.
 Tác giả Đỗ Nam Thắng - thành viên trong nhóm tác giả đoạt giải đặc biệt. 

Phát biểu của tác giả Đỗ Nam Thắng.

2. Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải

Thầy giáo Cương - Nhân vật đồng thời trong 02 tác phẩm:

a. Tác phẩm: Thay lời tri ân.

Loại hình Báo chí Truyền hình.

Đơn vị thực hiện: Ban Khoa giáo Đài THVN.

b. Tác phẩm: Người cha của những đứa trẻ H"re.

Loại hình báo Phát thanh.

Đơn vị thực hiện: Đài PTTH Quảng Ngãi.

Nhân vật trong tác phẩm "Người cha của những đứa trẻ H"re" giành giải Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải.
Nhân vật trong tác phẩm "Người cha của những đứa trẻ H"re" giành giải Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải. 

9h50: Công bố các tác giả có tác phẩm đoạt Giải A

Loại hình báo in:

Nhóm tác giả Trần Duy Văn, Đỗ Nam Thắng, Lê Đông Hà - Tác phẩm “Chuyện nghề, chuyện đời của những giáo viên vùng cao Tây Bắc”, Báo Quân đội Nhân dân.

Đây cũng là tác phẩm giành giải đặc biệt xuất sắc trong cuộc thi.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu trao giải và chụp ảnh cùng tác giả, nhóm tác giả đạt Giải A.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu  trao giải và chụp ảnh cùng tác giả, nhóm tác giả đạt Giải A.

Loại hình báo chí truyền hình

Tác giả Huỳnh Sỹ Cường - Tác phẩm “69713=69731” - VTV7, Đài truyền hình Việt Nam.

Loại hình báo phát thanh

Tác giả Nguyễn Trần Anh Thu - Tác phẩm “U Hương của những học sinh khiếm thị”, Ban Văn hóa-Xã hội VOV2 Đài Tiếng nói Việt Nam

Các tác giả, nhóm tác giả xuất sắc đạt giải A Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.
 Các tác giả, nhóm tác giả xuất sắc đạt giải A Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.

Loại hình báo điện tử

Nhóm tác giả Đặng Thị Chung, Đặng Văn Phú, Trần Duy Hưng - Tác phẩm “Những người thầy ngày lên bục giảng, tối đi đánh cá nuôi học trò”, Báo Lao động điện tử.

Thầy Nguyễn Đình Thảo - Hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Thị Sáu (TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh)

Chương trình này đã động viên kịp thời và chia sẻ trước thềm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), những bài báo đã nói lên những tâm tư nguyện vọng của người giáo viên nhân dân, tôn vinh người giáo viên nhân dân thông qua nhiều bài viết có tầm, có tâm đối với những tấm gương điển hình tiên tiến, người thầy, người cô ưu tú vun đắp sự nghiệp giáo dục, tiếp tục giữ vững, phát huy truyền thống tốt đẹp. Trong đó, giáo dục các thế hệ học trò thành những người con ngoan, trò giỏi, những công dân có ích cho xã hội.

9h45: Công bố các tác giả có tác phẩm đoạt Giải B

Loại hình báo in

1. Tác giả Trần Thị Tuyết Mai - Tác phẩm “Thiếu giáo viên mà không được tuyển dụng”, Báo Thanh niên.

2. Tác giả Trần Lê Ninh - Tác phẩm “640 giáo viên nuôi 643 học sinh”, Báo Tuổi trẻ.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu trao giải và chụp ảnh cùng tác giả, nhóm tác giả đạt Giải B.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu  trao giải và chụp ảnh cùng tác giả, nhóm tác giả đạt Giải B.

Loại hình báo chí truyền hình

1. Nhóm tác giả Đạo diễn: Hà Xuân Trường; Biên kịch: Phạm Vân Anh; Quay phim: Nguyễn Bảo Khánh, Nguyễn Ngọc Sơn - Tác phẩm “Người truyền cảm hứng”, Điện ảnh Quân đội nhân dân.

2. Nhóm tác giả Quốc Đông, Lê Hương, Văn Ba, Lê Linh, Hoàng Lâm, Đức Hiếu, Tài Việt - Tác phẩm “Thay lời tri ân - Người thầy”, Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam.

Loại hình báo phát thanh

1. Tác giả Lê Anh Vinh - Tác phẩm “Người cha của những đứa trẻ H"rê”, Đài phát thanh truyền hình Quảng Ngãi.

2. Tác giả Lê Thu - Tác phẩm “Giải pháp tạo việc làm cho sinh viên: Cần cái "bắt tay" giữa Nhà trường và Doanh nghiệp”, VOV1 – Đài tiếng nói Việt Nam.

Một số tác giả, nhóm tác giả đạt Giải B giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.
Một số tác giả, nhóm tác giả đạt Giải B giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.
 

Loại hình báo điện tử

1. Tác giả Nguyễn Thị Thảo - Tác phẩm “Câu chuyện sáp nhập, công tác bán trú và xã hội hóa giáo dục ở Quảng Ninh”, Báo điện tử Vietnamnet

2. Tác giả Hoàng Xuân - Tác phẩm “Đường đến ngôi trường đặc biệt 40 năm không có cô giáo: 47 người thầy vượt đèo lên đỉnh trời Mường Lống”.

9h38: Tiến sĩ Phạm Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) bày tỏ: Với riêng cá nhân tôi, tôi nguyện với lòng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong sự nghiệp của mình, để luôn xứng đáng với kỳ vọng của Đảng và Nhà Nước.

Tiến sĩ Phạm Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ).
Tiến sĩ Phạm Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ). 
9h35:  Công bố các tác giả có tác phẩm đoạt giải C

Loại hình báo in

1. Tác giả Trần Trọng Duy - Tác phẩm “Người thầy mặc áo cà sa”, Báo Nhân dân.

2. Tác giả Trần Lê Đức - Tác phẩm “Nửa đêm băng rừng gọi học trò ra lớp”, Báo Quảng Ngãi.

3. Tác giả Nguyễn Thị Đức Hạnh - Tác phẩm “Dạy học trên đỉnh mây”, Báo Giáo dục Thời đại.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi trao giải và chụp ảnh cùng tác giả, nhóm tác giả đạt Giải C.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi trao giải và chụp ảnh cùng tác giả, nhóm tác giả đạt Giải C.

Loại hình báo chí truyền hình 

1. Nhóm tác giả Nông Tiến Nguyên, Nguyễn Văn Minh, Trần Kim Tiến - Tác phẩm “Cắm bản”, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Yên Bái.

2. Nhóm tác giả Trần Ngọc Anh, Vũ Minh Đức - Tác phẩm “Dấu son người xứ nhãn”, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hưng Yên.

Loại hình báo phát thanh

1. Nhóm tác giả Trần Ý Dịu, Cao Phương Lan - Tác phẩm "Thầy giáo Đỗ Duy Hiếu - Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường", Ban Văn hóa-Xã hội VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam.

2. Tác giả Huỳnh Thị Thùy Linh - Loạt bài: “Ươm mầm khởi nghiệp từ giảng đường”, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM, VOH.

3. Nhóm tác giả Huỳnh Cẩm Bào, Lê Ngọc Mai, Võ Duy Khánh - Tác phẩm “Người dạy Sử bằng nhạc”, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hậu Giang.

Một số tác giả, nhóm tác giả đạt Giải C giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.
Một số tác giả, nhóm tác giả đạt Giải C giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.

Loại hình báo điện tử

1. Tác giả Phạm Thị Mai - Tác phẩm “Những bài giảng đặc biệt của cô giáo dạy Kỹ thuật Nông nghiệp”, Báo điện tử Vietnamplus.

2. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Diệu Bình, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Lê Anh Dũng - Tác phẩm “Nhà giáo tuổi 85- tôi không bán chữ”, Báo điện tử Vietnamnet.

3. Tác giả Dương Phương Liên - Loạt bài: “Nâng cao chất lượng giáo dục từ môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, bình đẳng” - Báo điện tử Chính phủ. 

9h30: Ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: Ban giám khảo đã làm việc nghiêm túc để chọn ra các tác phẩm được giải. Các tác giả đã phản ảnh một cách sống động nền giáo dục của nước nhà, trong đó có nhiệm vụ dổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT đã được thể hiện hết sức mạnh mẽ.

Có thể nói các tác phẩm đã thể hiện tin thần lao động, sáng tạo của của báo chí đối với GD-ĐT của nước nhà. Các tác phẩm đạt chất lượng tốt ở tất cả các loại hình báo chí, có tác phẩm thực sự tiêu biểu thể hiện tinh thần cống hiến, lao động sáng tạo và tình yêu đối với nền giáo dục.

Qua đó tạo được niềm tin của xã hội đối với giáo dục nói chung và nhà trường, thầy, cô giáo nói riêng. Niềm tin này được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm báo chí mà các nhà báo đã thể hiện. Từ đó tạo được lan tỏa sâu rộng trong xã hội nói chung và báo giới nói riêng.

Hy vọng giải lần này sẽ giúp Ban tổ chức có kinh nghiệm để lần sau tổ chức được tốt hơn.

9h20: Công bố các tác giả, nhóm tác giả đạt Giải Khuyến khích

Loại hình báo in

1. Tác giả Trần Thị Minh - Tác phẩm “Ánh sáng tri thức trên đỉnh Sảng Pả”, Báo Tuần Tin tức.

2. Tác giả Nguyễn Văn Hải - Tác phẩm “Những cái nhìn sai trái về nền giáo dục Việt Nam”, Báo Quân đội Nhân dân.

3. Tác giả Trần Văn Chương - Tác phẩm “Thầy tư làm việc công” – Báo Thiếu niên Tiền Phong

4. Tác giả Đỗ Thị Ngọc Hà - Tác phẩm “Huế là ngôi nhà thứ hai của tôi”, Báo Thừa Thiên – Huế.

5. Tác giả Lê Quang Nhường - Tác phẩm “Trái Tim Cô Giáo”, Báo Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh.

6. Tác giả Bùi Xuân Việt - Tác phẩm “Giáo dục đại đoàn kết dân tộc cho sinh viên trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”, Tạp chí Khoa học quân sự.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi trao giải và chụp ảnh cùng các tác giả, nhóm tác giả đạt giải Khuyến khích.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi trao giải và chụp ảnh cùng các tác giả, nhóm tác giả đạt giải Khuyến khích. 

Loại hình báo chí truyền hình

1. Nhóm tác giả Thu Thảo, Trần Nguyên, Hoàng Nguyên - Tác phẩm “Ngọc trong đá”, Đài phát thanh và truyền hình Hậu Giang.

2. Nhóm tác giả Phan Bá Quyết, Nguyễn Ngọc Truyền, Nguyễn Thế Tiệp, Vương Anh Sơn, Lê Minh Tuấn, Lù Ngọc Dũng -Tác phẩm “Cõng bàn tới trường”, Đài Phát thanh truyền hình Lai Châu.

3. Nhóm tác giả Trần Văn Tú, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Phùng Như Hòa - Tác phẩm “Nặng nghĩa tình xuôi ngược”, Đài Phát thanh truyền hình Quảng Trị.

4. Nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Trâm Anh, Nguyễn Bình Long -Tác phẩm “Người gieo chữ cho trẻ em nghèo, khuyết tật", Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long.

5. Tác giả Nguyễn Thị Minh Thúy, Hồ Đình Hai, Lê Xuân Quang, Nguyễn Văn Tráng - Tác phẩm “Đường đến mùa xuân”, Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa.

Một số tác giả, nhóm tác giả đạt Giải Khuyến khích giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.
Một số tác giả, nhóm tác giả đạt Giải Khuyến khích giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.

Loại hình báo phát thanh

1. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Bùi Quang Huy - Tác phẩm “Ông giáo làng trên tầng gác mái”, Đài phát thanh truyền hình Bình Dương.

2. Tác giả Thu Hòa - Tác phẩm “Giải pháp phát triển việc dạy song ngữ ở vùng dân tộc thiểu số”, Ban VOV4, Đài tiếng nói Việt Nam.

3. Tác giả Nguyễn Văn Quang - Tác phẩm “Con chữ nảy mầm”, Đài phát thành truyền hình Lâm Đồng.

4. Tác giả Hà Mỹ Phương, Triệu Minh Khoa - Tác phẩm “Thầy Chiêu khuyến học”, Đài phát thanh truyền hình Sóc Trăng.

5. Nhóm tác giả Trần Thị Thoa, Bùi Thị Minh, Đinh Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Thị Thu Phương - Tác phẩm “Người kết nối trái tim”, Đài phát thanh truyền hình Thái Bình.

6. Tác giả Phan Hoàng Lĩnh - Tác phẩm “Hãy tiếp lửa, đùng quơ đũa cả nắm!”, Đài tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh (VOH).

Loại hình báo điện tử

1. Tác giả Hà Xuân Cường - Tác phẩm “Cô giáo 11 năm đi vá tâm hồn của những trẻ”, Báo Điện tử Dân trí.

2. Tác giả Hoàng Thị Mỹ Hà, Nguyễn Tiến Hùng - Tác phẩm “Lúng túng trong luân chuyển giáo viên”, Báo Nghệ An Điện tử.

3. Tác giả Đinh Thị Thu Hương - Tác phẩm “Giáo viên dạy trẻ tự kỉ: Từ cú sốc đến giọt nước mắt hạnh phúc”, Báo Điện tử VTV News.

GS.TS Ray Gordon - Hiệu trưởng Trường Đại học Anh Quốc chia sẻ: Giải Báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2018 đã tác động to lớn tới người dân không chỉ của đất nước các bạn mà với cả người dân quốc tế hiểu về giáo dục Việt Nam.

GS.TS Ray Gordon - Hiệu trưởng Trường Đại học Anh quốc.
GS.TS Ray Gordon - Hiệu trưởng Trường Đại học Anh quốc.

Qua chương trình, tôi và khán giả được biết đến những câu chuyện cổ tích trong lĩnh vực giáo dục có thật ngay giữa đời thường, những câu chuyện thật đẹp và cảm động. Với những tấm lòng tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục như thế, tôi tin còn nhiều câu chuyện nữa chưa được kể.

Với sự quan tâm từ phía Chính phủ, đây là động lực to lớn cho các Nhà giáo, nhà báo, góp phần quan trọng trong phát triến giáo dục tại Việt Nam.

“Đại học Anh Quốc Việt Nam rất tự hào được đồng hành cùng Cuộc thi với tư cách là nhà tài trợ Kim cương và mong muốn được tiếp tục đồng hành cùng Giải Báo chí vì sự nghiệp GD năm 2019…”, GS.TS Ray Gordon nhấn mạnh.

9h15: Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2018 do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm viết về sự nghiệp giáo dục, về các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho ngành Giáo dục;
Tuyên truyền rộng rãi những thành tựu, kết quả của ngành Giáo dục trong việc thực hiện Nghị quyết 29 và những đóng góp của ngành Giáo dục cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.  

>> Phát biểu của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa tại đây.

Là năm đầu tiên tổ chức với thời gian phát động không dài nhưng Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2018 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí ở trung ương và địa phương, của các tác giả là những cây bút chuyên và không chuyên đang đồng hành cùng ngành Giáo dục ở khắp các vùng miền của cả nước với gần 700 tác phẩm tham gia dự thi, đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung và chuẩn mực, sáng tạo về hình thức thể hiện.

Các tác phẩm dự thi đã phản ánh một cách chân thực, sống động về những thành tựu của ngành Giáo dục, những nỗ lực cố gắng của các thầy cô giáo trên mọi miền của đất nước, sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục; đồng thời phân tích những khó khăn của ngành Giáo dục từ thực tế các địa phương, cơ sở giáo dục, từ đó đưa ra quan điểm phản biện, nguyên nhân và giải pháp (vấn đề về giáo viên; huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đào tạo gắn với thị trường lao động hiện nay của giáo dục đại học...).


  
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2018.
“Có thể nói mỗi tác phẩm là một bài ca về nghề dạy học, về nhà giáo, câu chuyện cảm động về tình thầy trò, bồi đắp thêm truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, có độ lan tỏa trong ngành Giáo dục, cha mẹ học sinh và xã hội.

Các tác phẩm báo chí tham dự Giải đã thể hiện tinh thần lao động nghiêm túc, sáng tạo, trách nhiệm, tâm huyết của người làm báo đối với sự nghiệp Giáo dục, sự quan tâm của báo chí đối với giáo dục.

Các tác phẩm được trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018 thực sự là các tác phẩm có chất lượng tốt, đóng góp tích cực vào đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhận định.

Các tác phẩm tham dự Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018 đã thể hiện tinh thần lao động nghiêm túc, sáng tạo, trách nhiệm, tâm huyết của người làm báo đối với sự nghiệp Giáo dục, sự quan tâm của báo chí đối với giáo dục. 
9h00: Đến dự Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam 2018" có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ; Nhà báo Thuận Hữu - Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa - Trưởng Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018;
Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; ông Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Trưởng Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018; ông Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam...

Đến dự còn có đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... cùng các tác giả có phẩm đoạt giải.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đến tham dự Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam 2018“.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đến tham dự Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam 2018“.

Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018 do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm viết về những thành tựu, kết quả trong thực hiện đổi mới sáng tạo trong dạy và học của ngành Giáo dục trên mọi miền Tổ quốc. Qua đó, phát hiện và tri ân các cá nhân, tập thể tiêu biểu đổi mới sáng tạo trong dạy và học, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục Việt Nam. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Bộ GD&ĐT đối với các cơ quan thông tấn, báo chí trên cả nước đã luôn sát cánh cùng ngành Giáo dục trong sự nghiệp phát triển của đất nước.

Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.
 Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018.

Sau một thời gian ngắn phát động (từ 17/8 - 15/9), Ban tổ chức giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" đã nhận được gần 700 tác phẩm của 4 loại hình báo chí tham dự Giải, gồm: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh và Truyền hình.

Có hơn 400 tác phẩm đúng thể lệ Giải được chọn chấm vòng sơ khảo. Trong đó có hơn 200 tác phẩm báo in; hơn 100 tác phẩm báo điện tử; hơn 100 tác phẩm phát thanh, truyền hình.

Theo đánh giá của Ban giám khảo: Số lượng tác phẩm tham gia Giải lần này phong phú cả về nội dung, hình thức thể hiện. Các tác phẩm tham dự thuộc các thể loại: tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra, phim tài liệu, ký sự truyền hình và các chương trình phát thanh, truyền hình.

Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018 được tổ chức long trọng tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội.
Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018 được tổ chức long trọng tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội.

Đề tài của các tác phẩm khá toàn diện. Số lượng bài phản ánh mặt tích cực của ngành giáo dục nổi trội. Nhiều bài có đề tài về những tấm gương vượt khó, tinh thần cống hiến của giáo viên, học sinh ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Có nhiều tác phẩm phát thanh, truyền hình phản ánh, khắc họa những tấm gương nhà giáo hết lòng vì học trò thân yêu đã gây được ấn tượng sâu sắc cho người nghe, người xem, có tác động xã hội mạnh mẽ.

Đặc biệt là phản ánh được những tấm gương nhà giáo đã hy sinh quyền lợi, tuổi đời của mình gắn bó với giáo dục vùng khó, gắn bó với học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật…

Sau thời gian làm việc nghiêm túc, Hội đồng giám khảo đã hoàn thành việc chấm các tác phẩm với kết quả: trong 74 tác phẩm vào vòng Chung khảo của 4 loại hình, có 43 tác phẩm đạt Giải, trong đó có 4 Giải A, 8 Giải B, 11 Giải C và 20 Giải Khuyến khích, 1 giải đặc biệt được ban giám khảo bình chọn từ 4 giải Nhất của 4 loại hình báo chí.

Mỗi giải thưởng sẽ được nhận phần thưởng bao gồm: Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018; Chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tiền thưởng bằng tiền mặt với giải Nhất: 30.000.000 đồng/giải (Ba mươi triệu đồng); giải Nhì: 15.000.000 đồng/giải (Mười lăm triệu đồng); giải Ba: 10.000.000 đồng/giải (Mười triệu đồng); giải Khuyến khích: 5.000.000 đồng/giải (Năm triệu đồng).

01 tác phẩm xuất sắc được xét chọn từ 04 tác phẩm đoạt giải Nhất của 04 loại hình được nhận phần thưởng: Chuyến thăm tìm hiểu giáo dục tại Vương quốc Anh dành cho 1 người, thời gian 14 ngày, trị giá 130.000.000 đồng (Một trăm ba mươi triệu đồng), không quy đổi thành tiền mặt. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.