Bấn loạn xoay tiền chữa bệnh cho con gái, tôi sửng sốt khi người đàn ông ấy nhét vào tay cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ...

Bấn loạn xoay tiền chữa bệnh cho con gái, tôi sửng sốt khi người đàn ông ấy nhét vào tay cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ...

Tôi là một người mẹ đơn thân, năm nay 28 tuổi. Cuộc hôn nhân của tôi chỉ kéo dài đúng 3 năm vì chồng tôi là kẻ ích kỉ, vô tâm, chỉ biết sống cho mình mà không hề quan tâm đến vợ con. 

Con đau bệnh cũng chỉ có một mình tôi lo. Hàng tháng, anh ta vứt cho tôi 3 triệu đồng rồi mặc định rằng đã hoàn thành nhiệm vụ. Ngày rời tòa, nhìn đứa con thơ dại mới 2 tuổi, trái tim tôi đau như cắt. Từ đó, con tôi đã không còn một mái ấm trọn vẹn nữa.

Làm mẹ đơn thân, tôi không ngờ mọi chuyện lại khó khăn hơn tôi nghĩ rất nhiều. 

Vì bận bịu con nhỏ, một mình chăm con, khó khăn đủ bề, thời gian không đủ dành cho công việc nên hiệu quả công việc của tôi giảm sút trầm trọng. Ngày nhận quyết định sa thải ở công ty, tôi chông chênh, không biết phải xoay sở thế nào.

Nhờ số tiền tiết kiệm, mẹ con tôi sống ổn định được hơn một năm. Trong thời gian đó, tôi kiếm được việc làm mới nhưng lương lại thấp hơn việc cũ rất nhiều. Có lẽ mẹ con tôi tằn tiện cũng đủ sống bình yên nếu không có biến cố lớn ập đến vào một năm trước.

Khi đó, con tôi thường xuyên kêu than đau chân, rồi trên người thường xuyên nổi các mảng bầm tím, lâu phai, thỉnh thoảng lại phát sốt rồi tự hết. 

Cứ nghĩ con chạy nhảy nhiều, hiếu động rồi té ngã nên tôi không bận tâm nhiều, chỉ thường xuyên nhắc nhở con cẩn thận hơn. Một ngày nọ, đang làm thì tôi nhận được cuộc gọi của giáo viên lớp con, bảo con ngã và bị chảy máu rất nhiều. Tội vội vã chạy xuống bệnh viện mà cô giáo nói.

Sau hàng loạt xét nghiệm, tôi chết đứng, ngã quỵ khi nhận tin con gái bị ung thư máu. Nhìn con nằm ngủ trên giường, tay chân đầy vết bầm và cắm đầy dây truyền máu, truyền nước, tôi cứ đờ đẫn cả người.

Suốt 1 năm qua, mẹ con tôi ở viện nhiều hơn ở nhà. Con tôi kiên cường bao nhiêu thì tôi càng suy sụp bấy nhiêu. Mỗi khi con ngây thơ hỏi vì sao con không có tóc như các bạn, tim tôi lại lỗi một nhịp đập.

Nhưng đau đầu nhất vẫn là chuyện tiền bạc. Vì chăm con, tôi đã nghỉ việc hoàn toàn. Kinh tế kiệt quệ đến mức tôi phải bán hết toàn bộ nữ trang có được, vay mượn khắp nơi nhưng vẫn không đủ tiền chữa bệnh cho con. 

Nhiều khi nhìn con ngủ, nghĩ đến số tiền lớn để đưa con ra nước ngoài điều trị, tôi lại ôm mặt khóc nức nở. Tôi chỉ còn có con thôi, cuộc đời tôi chỉ có mỗi con thôi, tôi không thể để mất con được.

Chiều hôm qua, ông Q, là hàng xóm cạnh nhà vào thăm mẹ con tôi. Ông ấy giàu có nhưng góa vợ từ lâu, hiện đang sống với vợ chồng con trai trong căn nhà rộng lớn chẳng khác nào biệt thự. 

Trước giờ, thấy tôi túng thiếu, ông ấy vẫn thường xuyên giúp đỡ mẹ con tôi. Mỗi lần tôi và con dắt díu nhau vào viện, ông ấy đều đến nhà hỏi han rồi dấm dúi cho tôi ít tiền để lo ăn uống.

Thế nhưng tôi không ngờ, hôm qua ông ấy lại lấy trong ví ra cuốn sổ tiết kiệm nhét vào tay tôi. Tôi mở ra, bàng hoàng khi thấy con số 2 tỷ đồng trong ấy. 

Rồi ông ấy nói tiếp: "Anh để ý hai mẹ con em lâu rồi. Anh rất thích tính cách của em. Nếu em chịu làm vợ anh, số tiền này sẽ là của em. Em sẽ có tiền chữa bệnh cho con gái. Sau này, anh cũng sẽ chăm sóc cho con bé như con ruột của mình".

Nghe những lời ông ấy nói, đầu óc tôi bỗng chốc trống rỗng, không còn biết phải suy nghĩ gì nữa. Nói rồi, ông ấy để lại cuốn sổ lại bảo tôi cứ suy nghĩ, mai ông ấy lại đến. Nếu tôi đồng ý, ông ấy sẽ đưa tôi đến ngân hàng rút tiền.

Suốt cả đêm, tôi không thể ngủ được. Nhìn con, lại nhìn cuốn sổ, tôi hoang mang quá. Có lẽ tôi sẽ đồng ý làm vợ ông ấy để có tiền chữa bệnh cho con gái. Nhưng tôi rất sợ những ngày tháng sau này? Tính ra tôi còn ít tuổi hơn cả con trai ông ấy. Rồi nếu dọn về chung sống cùng một nhà, liệu tôi có thể sống yên bình với hai người con tài giỏi của ông ấy không? 

Nhưng tôi không còn sự lựa chọn nào khác nữa. Tôi nên nhận lời ông ấy hay tìm đến gặp chồng cũ để đòi trợ giúp đây?

Theo Nhịp sống Việt - Báo Tổ quốc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.