Bản hùng ca bất diệt trên 'đất thiêng' Thành cổ Quảng Trị

GD&TĐ - Chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất diệt” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Vì hòa bình 2024 nhằm tri ân các Anh hùng, liệt sĩ.

Chương trình "Bản hùng ca bất diệt" được tổ chức tại Thành cổ.
Chương trình "Bản hùng ca bất diệt" được tổ chức tại Thành cổ.

Tối 11/8, tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình nghệ thuật "Ước nguyện Hòa bình - Bản hùng ca bất diệt".

Tham dự có ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và rất đông người dân.

1000003356.jpg
Chương trình nằm trong khuôn khổ Lễ hội Vì hòa bình năm 2024.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Bản hùng ca bất diệt” là sự kiện thường niên do Bộ VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức nhằm tri ân các Anh hùng, liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.

1000003377.jpg
Chương trình nhằm tri ân sự hy sinh của các Anh hùng, liệt sĩ.

Chương trình “Bản hùng ca bất diệt” năm 2024 là một trong những hoạt động đặc biệt và ý nghĩa nằm trong khuôn khổ Chương trình “Ước nguyện Hòa Bình” của Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 lần đầu tiên tỉnh Quảng Trị tổ chức.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cho hay, trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, Đảng ta lãnh đạo toàn dân đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao để thống nhất đất nước. Một trong những đỉnh cao chói lọi của nền ngoại giao là Việt Nam đã bền bỉ, kiên trì đấu tranh đi đến ký kết Hiệp định Geneve đình chỉ chiến sự, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Với nghệ thuật quân sự tài tình, Đảng đã lãnh đạo quân và dân lập nên nhiều chiến công, trong đó có thắng lợi của Chiến dịch xuân hè 1972, giải phóng tỉnh Quảng Trị và chiến dịch 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, góp phần quan trọng buộc Mỹ phải đàm phán, ký kết Hiệp định Paris vào năm 1973.

1000003358.jpg
Chương trình Ước nguyện Hòa bình - Bản hùng ca bất diệt khiến người dân xúc động bởi đã tái hiện được cuộc chiến tranh khốc liệt với biết bao hy sinh, mất mát.

Phát biểu tại chương trình, ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với nước, đã xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Chúng ta nguyện sống xứng đáng với những chiến công vĩ đại và sự hy sinh to lớn của đồng chí, đồng bào, cùng nhau chung sức, chung lòng xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, phấn đấu đóng góp xứng đáng cho hòa bình của đất nước ta và trên thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta hằng mong muốn”, ông Lê Hoài Trung nói.

1000003376.jpg
Thành cổ Quảng Trị gắn liền với cuộc chiến 81 ngày đêm khốc liệt "Mùa Hè đỏ lửa năm 1972".

Nội dung của chương trình được chia thành 3 chương: Mãi mãi tuổi hai mươi; Viết nên huyền thoại; Vang mãi khúc quân hành. Mỗi chương đều mang những thông điệp sâu sắc về sự hy sinh và lòng tự hào dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.