Các đại biểu cùng chung quan điểm giáo dục Việt Nam đạt chất lượng, có nhiều yếu tố tích cực, nhưng cần sắp xếp lại để hiệu quả hơn, cần rút ra bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế, huy động tốt các nguồn lực để phát triển. Các trường cao đẳng sư phạm cũng đứng trước yêu cầu phải đổi mới để phát triển.
Nhiều thách thức đặt ra trong đào tạo CĐSP |
NGƯT Đặng Lộc Thọ - Hiệu trưởng Trường CĐSP TƯ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ, cho rằng: Cần phải có qui hoạch mạng lưới các trường CĐSP, với mô hình phân hiệu, vệ tinh. Việc đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên cũng cần phải huy động các trường CĐSP.
Làm rõ hơn về vấn đề này, đại diện Trường CĐSP Thái Nguyên nêu ý kiến về việc cần cấu trúc lại các trường CĐSP thành phân hiệu, vệ tinh. Theo đó, sứ mạng trường đại học chủ yếu là đào tạo giáo viên THPT, còn sứ mạng các trường cao đẳng là đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học. Như vậy vừa phát huy thế mạnh của các trường này và cũng là phân cấp góp phần ổn định hoạt động đào tạo giáo viên.
Đại diện Trường CĐSP Hưng Yên dẫn chứng về mô hình hợp tác hiệu quả trong đào tạo. Cụ thể, trường đã phối hợp cùng ĐHSP Hà Nội đào tạo lại, bồi dưỡng CBGV đáp ứng đổi mới GDPT và nâng cao chất lượng GD toàn diện. Đã triển khai đào tạo lại được hàng ngàn GV/năm. Nay UBND tỉnh đã giao cho Trường CĐSP Hưng Yên đào tạo lại GV MN, TH, THCS; tiếp tục liên kết với ĐHSP Hà Nội đào tạo lại GV THPT.
Trường CĐSP Sóc Trăng lại đưa ra băn khoăn về việc định hướng phân hiệu và vệ tinh: Bộ định hướng giao nhiệm vụ đào tạo lại/bồi dưỡng nhưng tỉnh lại không giao. Đại diện trường này kiến nghị Bộ cần làm việc với UBND các tỉnh để thống nhất thực hiện. Đại diện Trường CĐSP Đăk ăk đưa ra những khó khăn như, tuyển sinh chính quy giảm, rồi việc sinh viên ra trường được làm theo đúng ngành nghề có tỉ lệ thấp vì tuyển viên chức thường ưu tiên ĐH cao hơn đối với CĐ.