Một nghiên cứu mới điều tra một cách mà sự nóng lên của hành tinh chúng ta có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Các tác giả của nghiên cứu nhận thấy nguy cơ đột quỵ cao hơn 7% vào những đêm nóng, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
Nhiệt độ trung bình trên cả bề mặt đất liền và đại dương trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2020 báo hiệu thập kỷ ấm nhất trên toàn cầu được ghi nhận, vượt qua mức chuẩn của thập kỷ trước được thiết lập vào năm 2001 đến 2010.
Các tác giả của nghiên cứu cho rằng khi biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc hiểu rõ hậu hoạ của nó đối với sức khỏe con người ngày càng trở nên cấp thiết.
Nhiệt độ nóng liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn
Đối với nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu bệnh nhân từ Bệnh viện Augsburg ở Đức trong khoảng thời gian 15 năm. Họ phát hiện 11.037 cơn đột quỵ đã được chẩn đoán từ năm 2006 đến năm 2020, từ tháng 5 đến tháng 10, những tháng có nhiệt độ nóng nhất. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ là 71,3.
Loại đột quỵ phổ biến nhất được ghi nhận trong nghiên cứu là đột quỵ thiếu máu cục bộ, với 7.430 trường hợp. Ngoài ra còn có 642 trường hợp đột quỵ xuất huyết và 2.947 cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Hầu hết các cơn đột quỵ trong nghiên cứu đều được coi là đột quỵ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình (85%).
Đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn. Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi mạch máu bị vỡ hoặc rách.
“Đột quỵ cảnh báo” hay cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là tình trạng tắc nghẽn mạch máu tạm thời giống như đột quỵ nhưng không dẫn đến các triệu chứng vĩnh viễn.
Để đánh giá mối liên hệ giữa đột quỵ với những đêm nóng hơn, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ trạm khí tượng địa phương, ghi lại các điều kiện theo giờ, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm tương đối và áp suất khí quyển. Họ cũng xem xét nhiệt độ ban ngày để giảm tác động của nó đối với các trường hợp đột quỵ vào ban đêm.
Các nhà nghiên cứu quan sát thấy số lượng cơn đột quỵ vào ban đêm tăng nhẹ từ năm 2013 đến năm 2020 so với năm 2006 đến năm 2012, khoảng thời gian mà nhiệt độ mát hơn.
Những người dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng ban đêm nhất là người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ và những người có triệu chứng đột quỵ nhẹ.
Nghiên cứu xuất hiện trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu.
Kết quả nghiên cứu “đáng lo ngại, lại không đáng ngạc nhiên”
Bác sĩ tim mạch Cheng-Han Chen, bác sĩ y khoa của Trung tâm Y tế Saddleback, California cho biết: “Kết quả đáng lo ngại nhưng không có gì đáng ngạc nhiên”. Chen không tham gia vào nghiên cứu.
“Chúng tôi biết từ các nghiên cứu trước đây rằng nhiệt độ tăng cao nói chung làm tăng các biến cố tim mạch như đau tim và đột quỵ.” Ông lưu ý rằng các tác giả nghiên cứu “sử dụng phân tích thống kê mang tính chắc chắn mà kéo dài nhiều năm, vì vậy xu hướng này có vẻ đáng chú ý”.
Jayne Morgan, bác sĩ y khoa, bác sĩ tim mạch và Giám đốc điều hành Y tế và Giáo dục Cộng đồng tại Tập đoàn Y tế Piedmont ở Atlanta, Georgia, có phần thận trọng hơn về kết quả nghiên cứu. Morgan không tham gia vào nghiên cứu.
Mặc dù Morgan đồng ý rằng vì có mối liên hệ giữa điều kiện thời tiết cực kỳ nóng và nhiều cơn đau tim hơn nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi tìm thấy mối tương quan tương tự với đột quỵ.
“Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả vẫn vắng mặt”, cô cảnh cáo.
Morgan nói thêm: “Ngoài ra, đây là một quần thể rất đồng nhất và không rõ liệu nó có thể được ngoại suy cho sự đa dạng của toàn cầu hay không”.
Morgan cũng lưu ý rằng với độ tuổi trung bình là 70 đối với những người tham gia nghiên cứu, rất khó để biết liệu đột quỵ có liên quan nhiều đến tuổi tác hơn nhiệt độ hay “liệu người già đơn giản là dễ bị tổn thương hơn hay sống với nhiều yếu tố rủi ro hơn”.
Morgan nói thêm: “Cuối cùng, các phân tích phụ đã không được thực hiện và thực sự, gần một phần tư dân số của nghiên cứu này có giới tính chưa được xác định”.
Tại sao nhiệt có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Chen giải thích: “Hệ thống tim mạch là một phần quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ, kiểm soát nhiệt độ của cơ thể. Khi bạn gặp nhiệt độ cực cao, nó sẽ cản trở khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của hệ thống tim mạch và điều đó khiến hệ thống chịu nhiều sức ép.”
Morgan lưu ý: “Mất nước do nhiệt có thể gây áp lực cho tim và cơ thể, đồng thời đổ mồ hôi quá nhiều có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải”.
Chen cho biết, nhiệt cũng ảnh hưởng đến cách các mạch máu của chúng ta co lại và giãn ra, vì vậy những tác động này có thể gây ra các biến cố tim mạch như đau tim và đột quỵ.
Do đó, Morgan cho biết: “Nhiệt độ cực cao là một tác nhân gây căng thẳng có thể làm tăng huyết áp và thậm chí có thể làm tăng khả năng đông máu. Ngoài ra, những người mắc các bệnh nền có thể đặc biệt dễ bị hơn.”
Cách phòng ngừa đột quỵ khi thời tiết nắng nóng
Cả Chen và Morgan đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ đủ nước trong những đêm nắng nóng và những ngày nắng nóng.
Chen nói: “Điều đó có nghĩa là hãy uống nhiều nước trước khi đi ngủ”.
Ông cũng khuyến nghị nên có sự lưu thông trong phòng ngủ càng nhiều càng tốt và mở cửa sổ để không khí chuyển động, ngay cả khi trời nóng, có thể giúp mồ hôi bay hơi. Chen giải thích: “Sự bay hơi giúp cơ thể hạ nhiệt”.
Morgan gợi ý rằng “tắm bồn tắm có nước mát và tắm vòi sen, đắp khăn mát lên cổ, trán và thân” có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể.
Morgan nêu lên mối lo ngại về việc biến đổi khí hậu có thể tàn phá sức khỏe tim mạch của một người như thế nào:
Cô nói: “Có mối lo ngại về ô nhiễm và sự gia tăng các hạt vật chất, có thể xâm nhập vào cả phổi và máu, tác động tiêu cực đến mô tim khỏe mạnh”.